Điểm danh các di sản văn hóa nổi bật tại Nepal
15/07/2024Nepal là một quốc gia tuyệt đẹp nằm ở khu vực Nam Á với dãy núi Himalaya hùng vĩ. Một quốc gia có nền văn hoá vô cùng đặc sắc vừa có chất riêng, vừa có sự pha trộn giữa các nền văn hoá khác. Trong bài viết này, hãy cùng PYS Travel tìm hiểu về các di sản văn hóa đặc biệt của Nepal thông qua những hoạt động đặc trưng nhất ở đây.
I. Giới thiệu tổng quan về Nepal
Nepal là quốc gia có đường biên giới giáp với Trung Quốc và Ấn Độ. Địa hình của Nepal cũng vô cùng đa dạng với các đồng bằng, khu rừng và các đồi núi cao trong đó bao gồm cả Everest - nóc nhà của thế giới. Đến Nepal, du khách sẽ thấy đây là một địa điểm thám hiểm thú vị với cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, các đền đài, những ngọn núi cao chót vót, và những kho tàng văn hóa đáng chú ý.
Đất nước Nepal (Ảnh: Sưu tầm)
Nepal là một trong số ít quốc gia trên thế giới mà bạn có thể trải nghiệm sự đa dạng của cả văn hóa và thiên nhiên, khiến nơi đây rất đáng để bạn đến ít nhất một lần trong đời. Từ các thành phố cổ để tìm hiểu văn hóa địa phương cho đến những ngọn núi cao ngút ngàn, nơi bạn có thể đi bộ đường dài trong nhiều tuần, đất nước xinh đẹp ở Nam Á này có rất nhiều thứ để bạn khám phá.
Người dân Nepal (Ảnh: Sưu tầm)
Nepal có dân số đa dạng với hơn 100 nhóm dân tộc khác nhau. Tiếng Nepal là ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi. Điều đó cho thấy rằng Nepal thực sự có nền văn hoá và truyền thống vô cùng đa dạng. Nó được tạo nên từ rất nhiều ngôn ngữ và nhóm dân tộc. Bên cạnh sự đa dạng về con người, Nepal cũng là một quốc gia đa tôn giáo. Có Ấn Độ giáo là tôn giáo phổ biến nhất, tiếp theo là Phật giáo.
II. Các di sản văn hóa nổi bật tại Nepal
1. Thung lũng Kathmandu
- Thời gian công nhận di sản văn hóa: Năm 1979, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Những hạng mục được công nhận: Bảy trong số các địa điểm đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979: Quảng trường Bhaktapur Durbar, Đền Changu Narayan, Đền Pashupatinath, Bảo tháp Boudhanath, Quảng trường Kathmandu Durbar, Đền Swayambhunath, Quảng trường Patan Durbar
Dừng chân tại Nepal, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng sắc màu huyền bí ở thung lũng Kathmandu - Nepal. Thung lũng đa dạng với các thành phố hơn 2000 năm tuổi, khu chợ truyền thống của người dân địa phương… hứa hẹn sẽ khiến du khách thích thú trong từng trải nghiệm.
Thung lũng Kathmandu (Ảnh: Sưu tầm)
Khi đến với thung lũng Kathmandu, du khách nhất định phải ghé thăm quảng trường cổ nhất thành phố Durbar, Kathmandu Durbar Square, Patan Durbar Square, Bhaktapur Durbar Square là ba quảng trường được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Từ kiến trúc cầu kỳ với đường chạm trổ độc đáo tạo nên một dấu ấn riêng, mang sắc màu huyền bí ở thung lũng Kathmandu - Nepal.
Thung lũng Kathmandu (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài đến thăm các đền đài cổ kính thì du khách còn có cơ hội trải nghiệm mua sắm tại một trong những khu chợ cổ xưa nhất Châu Á để mua sản vật địa phương. Sắc màu huyền bí ở thung lũng Kathmandu - Nepal như một bức tranh vẽ từ thời trung cổ hứa hẹn mang tới trải nghiệm độc đáo cho du khách.
2. Đền Pashupatinath
- Thời gian công nhận di sản văn hóa: Ngôi được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1979
Ngôi đền Pashupatinath - di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ở Kathmandu (Nepal) không chỉ là ngôi đền. Đây là nơi diễn ra nhiều nhất các nghi lễ hỏa táng của người Nepal theo đạo Hindu. Đền Pashupatinath là một trong những ngôi đền Hindu thiêng liêng nhất của Nepal và cũng là nơi mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến đất nước này.
Đền Pashupatinath (Ảnh: Sưu tầm)
Pashupatinath được xây dựng từ thế kỷ 19, nhưng nhiều pho tượng, vỉa kèo trong ngôi đền, cũng như những am thờ nhỏ thì đã có từ hơn 300 năm trước đó, thậm chí có pho tượng tới 700 tuổi. Trước khi đến gần và chiêm ngưỡng Pashupatinath (từ bên ngoài), các am thờ nhỏ mang đậm nét Hindu với những đường nét điêu khắc chạm trổ thật tinh xảo, duyên dáng cũng đủ làm du khách xao xuyến.
Đền Pashupatinath (Ảnh: Sưu tầm)
3. Bảo tháp Boudhanath
- Thời gian công nhận di sản văn hóa: Năm 1979, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới
Tọa lạc tại ngoại ô phía đông của thủ đô Kathmandu, khu bảo tháp rộng lớn đứng hiên ngang này đã có từ xa xưa, thế kỉ thứ 5. Nơi đây cũng nằm trên tuyến đường giao thương cổ đại của Nepal và Tây Tạng, đó cũng là nguyên do mà có rất nhiều thương nhân dừng chân tại đây để cầu nguyện. Ngôi bảo tháp Boudhanath này cũng được mệnh danh là bảo tháp lớn nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay.
Bảo tháp (Ảnh: Sưu tầm)
Bảo tháp cũng là nơi minh chứng cho những lời cầu nguyện của người dân với niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Cũng vì thế mà khi du khách đặt chân tới viếng nơi đây sẽ thấy những dây cờ rực rỡ bay trong gió mang theo những câu minh chú và điều lành tới chúng sinh. Lễ hội được xem là lớn nhất tổ chức tại Bảo tháp Boudhanath là lễ đón mừng năm mới của người Tây Tạng vào tháng 2 tên là Losar.
(Ảnh: Sưu tầm)
4. Swayambhunath (Chùa Khỉ)
- Thời gian công nhận di sản văn hóa: được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979
Tháp Swayambhunath, còn được gọi là chùa Khỉ (bởi vì có nhiều khỉ cư trú tại đây, đặc biệt là vào ban đêm), tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi cây xanh nằm về mạn Tây thung lũng Kathmandu, là một trong những thánh tích Phật giáo cổ xưa và nổi tiếng nhất ở Nepal. Đỉnh tháp cao vút với sắc vàng lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, khiến cho ngôi tháp này dễ dàng nhìn thấy từ xa từ thung lũng Kathmandu.
Chùa Khỉ - Nepal (Ảnh: Sưu tầm)
Swayambhunath được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1979, là một trong những thánh tích Phật giáo xưa nổi tiếng nhát ở Nepal. Đỉnh tháp cao vút với sắc vàng lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, khiến ngọn đồi dễ dàng nhìn thấy từ xa.
(Ảnh: Sưu tầm)
5. Lumbini - Nơi Sinh của Đức Phật
- Thời gian công nhận di sản văn hóa: Năm 1997, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
Lumbini hay còn gọi là Lâm Tỳ Ni, được biết đến là nơi sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tọa lạc tại quận Rupandehi, Nepal. Nhiều tu viện và chùa được xây dựng ở nơi linh thiêng này. Mỗi tu viện sẽ có thiết kế, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Hiện tại, quần thể Lumbini đang phát triển nhanh chóng khi có nhiều ngôi chùa, tu viện, đền thờ và bảo tàng vẫn đang được xây dựng
Du lịch Lumbini (Ảnh: Sưu tầm)
Lâm Tỳ Ni là di sản Thế giới được UNESCO công nhận, có rất nhiều điều thú vị dành cho du khách, từ những ngôi đền và di tích phản ánh Phật giáo đến những khu vườn và ao hồ xinh đẹp. Bên cạnh những tín đồ Phật giáo, vẻ đẹp thanh bình của thánh địa này còn thu hút một lượng lớn khách du lịch từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Lumbini (Ảnh: Sưu tầm)
6. Chitwan National Park
- Thời gian công nhận di sản văn hóa: được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1984
Nếu bạn là một người đam mê động vật hoang dã thì vườn quốc gia Chitwan là địa điểm không thể bỏ qua khi tới Nepal. Nơi đây nổi tiếng là khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm như: hổ Bengal, tê giác, đại bàng đầu xám và kền kền trăng,... Khung cảnh thanh bình và tĩnh lặng hoàn hảo như bức tranh mà bạn được chứng kiến ở đây thật không thể so sánh được.
Công viên quốc gia Chitwan (Ảnh: Sưu tầm)
Công viên Quốc gia Chitwan là công viên quốc gia đầu tiên ở Nepal và sau đó được công nhận là Di sản Thế giới. Nó chắc chắn đứng đầu danh sách những nơi phải đến thăm ở Nepal và chỉ một chuyến đi trong công viên này là đủ để cung cấp cho bạn tất cả lý do tại sao. Nếu đến Nepal thì nhất định không thể bỏ qua địa điểm hấp dẫn này.
Chitwan National Park (Ảnh: Sưu tầm)
Tham khảo ngay tour hành hương Ấn Độ - Nepal
Tour Hành hương Ấn Độ - Nepal 7 ngày 7 đêm từ Hà Nội
III. Những Trải Nghiệm Văn Hóa Tại Nepal
1. Tham gia các lễ hội truyền thống
Nepal là nơi giao thoa của hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, là nơi chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Hindu giáo, những lễ hội ở Nepal diễn ra vô cùng độc đáo và đầy màu sắc. Khi đến đây tham quan, du lịch nhất định bạn không thể bỏ qua các lễ hội truyền thống đầy hấp dẫn. Một số lễ hội lớn ở Nepal như:
1.1. Lễ hội Dashain
Lễ hội Dashain là một trong những lễ hội ở Nepal dành cho người theo đạo Hindu. Lễ hội này khá giống như lễ hội Navaratri ở Ấn Độ nhưng ở Nepal, lễ hội này mang nhiều ý nghĩa hơn là lễ hội lớn nhất trong năm của Hindu giáo.
- Thời gian tổ chức: 10 đến 15 ngày từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10
- Nội dung: Vừa tôn vinh cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác vừa là lễ hội thu hoạch. Vào thời gian này, người theo đạo Hindu sẽ tổ chức giết trâu và dê rồi đem thực hiện tế thờ các vị thần linh rồi tổ chức một bữa tiệc linh đình để mừng mùa màng bội thu.
Lễ hội Dashain (Ảnh: Sưu tầm)
1.2. Lễ hội Tihar
- Thời gian tổ chức: Thường được tổ chức vào cuối tháng 10 hoặc đầu giữa tháng 11
- Nội dung: Lễ hội Tinar diễn ra trong 5 ngày và mỗi ngày là thờ cúng một vị thần khác nhau. Vào những ngày này, phụ nữ trang trí trước cửa cơ sở kinh doanh của họ bằng các hoa văn rangoli đầy màu sắc. Một lễ hội truyền thống tôn vinh loài chó, bò và anh em trai
Ngày thứ hai lễ hội Tihar (Ảnh: Sưu tầm)
1.3. Lễ hội Bisket Jatra
- Thời gian tổ chức: được tổ chức vào tháng Tư, trùng với thời gian đón năm mới của người dân Nepal.
- Nội dung: Lễ hội Bisket Jatra, đánh dấu sự khởi đầu của Năm mới của người Nepal. Đây là dịp để họ tôn vinh các vị thần của Bhaktapur và mang cả giá trị tôn giáo và văn hóa.
Lễ hội Bisket Jatra (Ảnh: Sưu tầm)
1.4. Lễ hội Indra Jatra
- Thời gian tổ chức: Tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9
- Nội dung: Lễ hội Indra Jatra là một trong những lễ hội ở Nepal được coi là quan trọng nhất ở Kathmandu. Lễ hội này vô cùng thú vị khi các vũ công sẽ đeo mặt nạ và nhảy nhót trên đường phố và quảng trường Basantapur Durbar, và nhân vật quan trọng nhất của lễ hội này là thần Kumari, nữ thần của Kathmandu được đặt trên một gỗ xe và kéo đi khắp các con phố
(Ảnh: Sưu tầm)
2. Thưởng thức ẩm thực địa phương
2.1. Thịt cừu Gorkhali
Đối với người dân Nepal, thì thịt cừu là món ăn được sử dụng phổ biến nhất. Đặc biệt là thịt cừu Gorkhali, món ăn được nấu với cà ri, mang hương vị đậm đà và trở thành đặc sản ở Nepal được yêu thích nhất. Để chế biến món cừu Gorkhali này, người ta sử dụng sườn cừu sơ chế sạch sẽ và đem chiên chín. Sau đó thêm khoai tây, hành tây và cà ri vào nấu chung. Thường thức món ăn khi còn nóng, ăn kèm cùng cơm trắng mang tới hương vị ngon tuyệt đỉnh
Thịt cừu Gorkhali (Ảnh: Sưu tầm)
2.2. Cơm chiên Pulao
Ẩm thực Nepal đơn giản mà ngon, và trong đó cơm chiên Pulao là món ăn đặc sản hấp dẫn nhất ở Nepal. Món ăn này tẩm ướp bột nghệ và các gia vị đặc trưng. Khi chế biến thường chiên với các loại rau củ để làm mới hương vị, giúp món ăn ngon, không bị ngấy. Chính bởi sự hấp dẫn của món cơm chiên Pulao nên chúng thường được sử dụng phổ biến trong các lễ hội, sự kiện ở Nepal. Vậy nên, nếu có cơ hội tới đây đừng bỏ qua món ăn này nhé.
Cơm chiên Pulao (Ảnh: Sưu tầm)
2.3. Phở nóng Thukpa
Tuy phở là món ăn thân thuộc với người Việt Nam, nhưng tới Nepal bạn đừng bỏ qua món ăn này, bởi hương vị khác biệt hoàn toàn đấy nhé. Để chế biến món phở Thukpa này, người ta sử dụng bánh phở đặc biệt của Nepal, sau đó nấu với phần nước lèo đậm đà, cùng với một số loại thịt ăn kèm như: Thịt bò, thịt bê, thịt cừu,… cùng các loại rau thơm khác. Thưởng thức khi còn nóng, hương vị quyến rũ đảm bảo sẽ khiến các thực khách nhớ mãi không quên.
Phở nóng Thukpa (Ảnh: Sưu tầm)
2.4. Bánh Momo
Thưởng thức ẩm thực Nepal, ai cũng đều phải thử qua món bánh Momo này. Bởi hình dáng bắt mắt, hương vị thơm ngon, nóng hổi, khiến bạn sẽ chẳng kiềm chế được mà chỉ muốn ăn ngay thôi. Nhìn bên ngoài, bánh Momo khá giống với món bánh bao, với phần nhân là hỗn hợp thịt được tẩm ướp gia vị vừa vặn. Sau đó mang đi hấp chín và thưởng thức cùng các loại rau củ lên men.
Bánh Momo (Ảnh: Sưu tầm)
2.5. Món Sel Roti
Chẳng cần sử dụng các nguyên liệu cao sang, quý hiếm hay những công thức chế biến phức tạp, nhưng món Sel Roti vẫn chiếm trọn sự tin yêu của các thực khách và trở thành đặc sản ở Nepal nổi tiếng. Món ăn này, hình thức bên ngoài có vẻ khá giống với món bánh rán ở Việt Nam, với lớp vỏ bên ngoài được chiên phồng giòn rụm, béo ngậy, phần nhân bên trong mềm, hấp dẫn, mang tới hương vị lạ miệng.
Món Sel Roti (Ảnh: Sưu tầm)
3. Trải nghiệm cuộc sống và phong tục của người dân bản địa
Với đặc điểm nền văn hóa, tôn giáo và truyền thống vô cùng đa dạng ở Nepal. Chính vì thế mà có rất nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm văn hoá, phong tục của người dân Nepal hấp dẫn, thú vị mà bạn có thể trải nghiệm.
3.1. Khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống
Nepal có vô vàn những bộ trang phục truyền thống từ nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Tương ứng với mỗi nền văn hoá khác nhau tại Nepal thì sẽ có một bộ trang phục truyền thống đặc trưng. Để tìm hiểu về văn hóa của Nepal bạn nên trải nghiệm những trang phục của họ. Và để khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống, bạn có thể thuê tại các cửa hàng, khách sạn hay thú vị hơn là đến các ngôi làng.
Trang phục người Nepal (Ảnh: Sưu tầm)
3.2. Tham gia khiêu vũ với giai điệu truyền thống của Nepal
Để có thể trực tiếp hoà mình vào nền văn hoá đẹp đẽ của Nepal. Bạn có thể tham gia khiêu vũ với những giai điệu truyền thống của Nepal. Tham gia khiêu vũ và múa hát là một cách tuyệt vời để cộng hưởng với văn hóa địa phương. Từ đó trải nghiệm niềm vui do âm nhạc truyền thống đem đến. Và những ngôi làng truyền thống là nơi bạn có thể đến để tham gia khiêu vũ đấy.
Người dân Nepal khiêu vũ (Ảnh: Sưu tầm)
3.3. Trải nghiệm chào hỏi và chia tay của người Nepal
Chào hỏi và chia tay là những phần quan trọng trong giao tiếp và thể hiện sự tôn trọng trong văn hóa Nepal. Cách chào hỏi và chia tay cũng là một trong các nét văn hóa đặc biệt của Nepal. Người Nepal có những cử chỉ chào hỏi và chia tay độc đáo thể hiện sự thân thiện và lòng hiếu khách. Cử chỉ chào hỏi phổ biến nhất ở Nepal là chắp hai tay vào nhau và cúi đầu nhẹ. Cử chỉ này được gọi là Namaste và được sử dụng trong cả chào hỏi và tạm biệt. Việc hiểu rõ cử chỉ này sẽ giúp bạn có thiện cảm trong mắt người dân Nepal đấy.
Chào hỏi của người Nepal (Ảnh: Sưu tầm)
IV. Một số lời khuyên dành cho du khách
Văn hoá Nepal thực sự rất độc đáo với rất nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Và vì là một quốc gia đặt nặng vấn đề truyền thống, tôn giáo nên cũng có rất nhiều lưu ý mà bạn cần phải nắm rõ khi du lịch tại Nepal. Những lưu ý quan trọng nhất bao gồm:
- Về Visa: Du khách Việt khi đến Nepal đều cần xin visa. Bạn có thể xin visa trực tuyến hoặc tại Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan.
- Giao thông, đi lại: Nepal có hệ thống giao thông công cộng kém phát triển, đặc biệt ở vùng núi cao. Trước khi đi, bạn nên tìm hiểu về các phương tiện di chuyển và lên kế hoạch cho hành trình.
- Sim điện thoại: Mua một chiếc sim điện thoại địa phương sẽ giúp bạn giữ liên lạc với gia đình và bạn bè.
- Chuẩn bị tiền mặt: Có rất nhiều cửa hàng tại Nepal không chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Vì vậy bạn cần quy đổi một lượng tiền mặt nhất định.
Du lịch Nepal (Ảnh: Sưu tầm)
Đất nước Nepal thật đẹp đẽ với nhiều sự đa dạng về văn hoá, phong tục, truyền thống và cả những hoạt động tham quan, trải nghiệm. Và một chuyến du lịch đến Nepal sẽ giúp bạn trải nghiệm toàn bộ những hoạt động kể trên. Hãy cùng PYS Travel khám phá những điều thú vị tại vùng đất Nepal ngay thôi!
Chần chờ gì nữa, tham khảo ngay tour du lịch hấp dẫn của PYS Travel:
Tour Hành hương Ấn Độ - Nepal 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: //dalphon.com/ban-quyen-hinh-anh
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
Mách bạn kinh nghiệm du lịch Nam Cát Tiên dịp lễ 2/9 chi tiết nhất
09:51 18/07/2024
Du lịch Điện Biên dịp lễ 2/9 để trải nghiệm lịch sử và văn hóa
11:38 15/07/2024
Điểm danh các di sản văn hóa nổi bật tại Nepal
11:25 15/07/2024
Mách bạn kinh nghiệm du lịch Nam Cát Tiên dịp lễ 2/9 chi tiết nhất
09:51 18/07/2024
Du lịch Điện Biên dịp lễ 2/9 để trải nghiệm lịch sử và văn hóa
11:38 15/07/2024
Điểm danh các di sản văn hóa nổi bật tại Nepal
11:25 15/07/2024
Gọi ngay để được tư vấn
028.73 07 50 60 (HCM)
Đăng ký nhận ưu đãi
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn