Bản Cát Cát được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất Sapa nhưng dường như lại chưa được nhiều người biết tới và nổi tiếng giống như núi Hàm Rồng hay đỉnh Fansipang. Một vùng đất nhỏ bé còn nguyên sơ có rất nhiều cảnh đẹp đang được rất nhiều người tìm đến.
Bản Cát Cát được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất Sapa nhưng dường như lại chưa được nhiều người biết tới và nổi tiếng giống như núi Hàm Rồng hay đỉnh Fansipang. Một vùng đất nhỏ bé còn nguyên sơ có rất nhiều cảnh đẹp đang được rất nhiều người tìm đến.
Là một bản của dân tộc H’Mong ( đen ) nằm ngay dưới chân dẫy Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phanxipăng hùng vĩ – Nơi mà văn hóa người dân tộc thiểu số gắn với thiên nhiên hoang sơ, đây là một địa chỉ thích hợp cho những khách du lịch đã mệt mỏi với đời sống đô thị…Từ trung tâm thị trấn Sapa quý khách có thể đi bộ hoặc xe máy để đến với Bản Cát Cát, sau hành trình khoảng 02km thì bạn đến với Bản văn hoá Cát Cát và bắt đầu hành trình bộ hành khám phá và trải nghiệm cuộc sống của người dân hai bên đường với những căn nhà nhỏ được xây dựng bên chiền núi.
Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Ngoài nơi ở còn có nơi sản xuất: họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...
Ngoài trồng lúa, người Mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Đến bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những con người nơi đây không chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.
Kiến trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
Thanh Tâm
Tour nổi bật tại Lào Cai
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
11:04 08/12/2023
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
11:04 08/12/2023
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn