Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn không còn xa lạ gì với dân mê xê dịch. Vậy có những cách nào đi Phượng Hoàng cổ trấn và đi như thế nào? Cùng PYS Travel tham khảo cách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội nhé!
Có tới 1001 góc sống ảo đẹp mê hồn đang chờ đợi bạn khi đi Phượng Hoàng cổ trấn. Thành phố cổ của Trung Hoa với khung cảnh thiên nhiên và kiến trúc bước ra từ trong tranh vẽ, sẽ được khắc họa và giới thiệu chi tiết nhất trong bài viết PYS Travel review kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội ngay sau đây.
Thời gian đẹp nhất để đến thăm đó là mùa xuân và mùa thu. Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa mưa. Khung cảnh sau khi trời đổ mưa giống như một bức tranh truyền thống của Trung Quốc. Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 cũng là thời điểm tuyệt vời, khi cái nóng và những cơn mưa của mùa hè đã giảm bớt. Nhiệt độ ban ngày vẫn ấm áp trong khi ban đêm mát mẻ hơn. Tuy nhiên đây sẽ là mùa cao điểm bởi Trung Quốc cũng sẽ có những ngày nghỉ lễ lớn nên lượng khách đổ về đây rất đông, khiến giá cả tăng cao
Phượng Hoàng cổ trấn mùa cao điểm du lịch
Vào tháng 12 và tháng 1 , nhiệt độ lạnh và có thể có tuyết nhưng lượng khách tham quan ít hơn, giá cả mọi thứ sẽ rẻ hơn mùa cao điểm. Tùy vào mỗi người mà có thể chọn cho mình thời gian đi thích hợp nhất để trải nghiệm được đầy đủ nhất vẻ đẹp của trấn cổ bình yên này.
Khung cảnh trên sông Đà Giang ẩn hiện trong sương sớm
Là địa danh thuộc huyện Phượng Hoàng, phía tây của tỉnh Hồ Nam, nếu chọn máy bay là phương tiện di chuyển, bạn sẽ bay 2 chặng từ Hà Nội – Quảng Châu và từ Quảng Châu – Trương Gia Giới. Sau đó đi xe bus từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Giá vé máy bay các chặng này khá cao bởi vậy để tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo 2 cách đi Phượng Hoàng cổ trấn còn lại là bằng tàu hỏa và xe khách
Ở Hà Nội, bạn mua vé tàu ở ga Gia Lâm – Nam Ninh (21h20 – 9h sáng hôm sau). Giá vé khoảng 800.000 đồng. Đến ga Đồng Đăng bạn phải xuống làm thủ tục xuất cảnh, tới Bằng Tường thì làm thủ tục nhập cảnh. Khi điền tờ khai, riêng phần Intended Address in China thì sẽ điền Nam Ninh.
Sau đó phải chuyển tàu, mua vé đi tiếp chuyến Nam Ninh – ga Cát Thủ (Trương Gia Giới): thời gian đi gần 15 tiếng. Tàu khởi hành lúc 17h50 tại Nam Ninh và tới Trương Gia Giới lúc 8h20 sáng hôm sau.
Bạn sẽ có 2 đêm ngủ trên Tàu nhưng yên tâm vì tàu Trung Quốc di chuyển khá nhanh và êm. Tàu có 3 tầng: thượng, trung và hạ. Tàu có sẵn nước nóng, khoang vệ sinh cá nhân, gối và chăn sạch sẽ.
Chặng 1:
Từ Hà Nội, bạn sẽ đi ô tô đến cửa khẩu Tân Thanh, sau đó làm thủ tục nhập cảnh Trung Quốc rồi đi xe sang nhà ga Nam Ninh.
Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Cửa khẩu Tân Thanh:
- Xe Ninh Quỳnh Hà Nội – cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn): xe Limousine 9 chỗ ngồi, ốp gỗ, wifi. Giá: 200k/người. Xuất phát: 7h00 sáng. Hotline: 0886 108 108/ 0964 450 452.
- Nhà xe Tiệp Mai chuyên chạy tuyến Hà nội – Lạng Sơn – Hữu Nghị Quan – Tân Thanh. Có 2 chuyến xe đi về trong ngày.
Chiều đi: Hà Nội-Lạng Sơn – Hữu Nghị – Tân Thanh:
– Chuyến 1 (đón khách tại nhà và khu đô thị Timescity 458 Minh Khai): Xuất bến 5h00 sáng đến TP Lạng sơn lúc 7h30; đến Đồng Đăng, Hữu nghị Quan lúc 7h45; đến Tân Thanh trước 8h30. Là chuyến xe khởi hành sớm nhất từ Hà Nội. Rất thuận tiện cho các anh chị em đi học, đi làm, đi lễ và đi buôn bán tại Lạng Sơn, Trung Quốc.
– Chuyến 2: Xuất bến 6h30 sáng đến TP Lạng Sơn lúc 9h30; đến Đồng Đăng, Hữu nghị Quan, Tân Thanh trước 10h30.
Chiều về: Cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn – Hà Nội (Đón trả khách tại nhà)
- Chuyến 1 :12h30
- Chuyến 2: 14h30
Chặng 2:
Xe trả bạn ở khu vực ăn uống ở cửa khẩu Hữu Nghị. Từ đây bạn sẽ phải đi xe điện mỗi người 12k để sang bên làm thủ tục xuất cảnh. Giống như việc đi sang một nước khác bằng máy bay, họ sẽ phát cho bạn 1 tờ khai nhập cảnh. Tờ khai có sẵn ở bàn gần quầy nhập cảnh, bạn chỉ cần lấy bút và mở hộ chiếu ra chép thông tin thôi.
Ra khỏi cửa nhập cảnh Trung Quốc bạn có thể đi bộ 10′ ra đến bến xe, hoặc đi xe điện mất khoảng 20k tiền Việt.
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Chặng 3:
Xe đi từ cửa khẩu Trung Quốc – ga tàu Nam Ninh: Xuất phát 12h30 và đến nơi lúc 4h chiều (giờ Trung Quốc).
Có 2 loại xe tùy tình hình tài chính hoặc số người trong nhóm
- Đi chung xe 12 chỗ: 110 tệ/ người (xe khoảng 9-10 người)
- Bao xe: 450 tệ/Xe
Chặng 4:
Trương Gia Giới (Ga Cát Thủ) – Phượng Hoàng Cổ Trấn: 3,5 tiếng xe bus. Giá: 80 tệ/ người, có khoảng 5 chuyến trong ngày
Chặng 5:
Từ bến xe của Phượng Hoàng Cổ Trấn đến trung tâm Phượng Hoàng Cổ Trấn đi taxi mất 20 tệ
Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc Trung Quốc, vì thế, khi đến đây dĩ nhiên bạn phải cần có visa Trung Quốc. Các thủ tục xin visa Trung Quốc khá đơn giản,lưu ý bạn cần xin visa trước ngày đi càng sớm càng tốt (ít nhất 15 ngày trước ngày đi) để tránh trường hợp visa gặp vấn đề cần bổ sung thông tin. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ xin visa Trung Quốc từ công ty du lịch lữ hành.
Hộ chiếu được cấp cho du khách với mức lệ phí 200.000VND/hộ chiếu. Còn visa du lịch Trung Quốc có mức phí lãnh sự là 60$ (khoảng 1.400.000đ), lưu trú tối đa 30 ngày.
Trung Quốc là quốc gia kiểm soát an ninh mạng chặt chẽ. Khi vi vu đến quốc gia này, bạn không thể đăng nhập vào Youtube, Facebook hay Instagram. Vậy nên nếu muốn truy cập mạng xã hội, bạn nên tải trước ứng dụng Betternet/VPN. Ngoài ra, các ứng dụng giao tiếp tiếng Trung cơ bản cũng sẽ hữu ích cho bạn khi du lịch Trung Quốc tự túc.
Mua sim 4G ngay tại Việt Nam để có thể kết nối internet mọi lúc mọi nơi, kịp thời check-in những địa điểm hot khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc.
Phượng Hoàng cổ trấn và Trương Gia Giới là 2 điểm du lịch nức tiếng tại tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, cách nhau 280km dễ dàng di chuyển.
Nếu bạn từng chiêm ngưỡng nghệ thuật tranh thuỷ mặc của Trung Quốc thì hãy tưởng tượng rằng Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới chính là "phiên bản đời thực" của những tác phẩm ấy. Khu bảo tồn thiên nhiên này sở hữu hơn 3.000 cột và vách đá với độ cao trung bình là 800m, thoắt ẩn thoắt hiện trong màn sương dày. Với địa hình độc đáo gồm 40 hang động, hẻm núi và rừng nguyên sinh, Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật thuộc khí hậu ôn đới. Thung lũng sâu ở đây cũng góp phần tạo nên một khung cảnh "thoát tục", có một không hai.
Thiên Môn Sơn hay còn có biệt danh "Cổng Trời", là một trong những ngọn núi đặc biệt nhất mà bạn nhất định phải ghé thăm nếu có dịp đến đây.
Đường lên núi dài 11km, với những khúc cua “thót tim” thử thách sự gan dạ của bất kỳ phượt thủ kỳ cựu nào. Tuy nhiên, mọi sự mệt nhọc dường như tan biến hết khi bạn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ tại đỉnh núi cao 1.100m so với mực nước biển. Đây được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi đến chân núi, bạn cần leo 999 bậc thang bằng đá thì mới có thể chính thức bước vào “cổng trời”. Du khách còn có thể đến đền Thiên Môn Sơn nghìn năm tuổi để thắp nhang, cầu bình an và vãn cảnh đền.
Bắc Môn Cổ Thành còn được gọi bằng cái tên Việt hóa hơn là Tòa Tháp Phía Bắc, vì nó nằm phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tháp được xây dựng từ thời nhà Minh và là một trong những di sản văn hóa được nhà nước Trung Hoa công nhận. Tòa tháp này gắn liền với những thăng trầm lịch sử, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân cổ trấn.
Cầu Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, cũng đã hơn 300 năm tuổi. Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng gỗ và đá. Tổng thể của cầu Hồng Kiều là hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nét hiệu ứng thị giác đặc sắc mà không nơi nào có được.
Tầng 1 dùng để đi lại, lưu thông giữa hai bên bờ; tầng 2 được dùng để làm chỗ ngắm cảnh và thờ tự. Bạn có thể đi trên một cây cầu đá nhỏ hơn để lên tầng 2 của Cầu Hồng Kiều.
Dành trọn vẹn một ngày để ngao du, nhìn ngắm từng con đường, góc phố ở Phượng Hoàng Cổ Trấn là hoạt động bạn không thể bỏ qua. Một trong những điểm đặc sắc của cổ trấn này chính là cảnh sắc thay đổi rõ nét theo từng thời điểm trong ngày.
Dạo Phượng Hoàng Cổ Trấn lúc hừng đông, du khách có thể chìm đắm trong làn sương sớm giăng mờ ở sông Đà Giang. Vào buổi trưa, hoạt động mua bán của người dân địa phương bắt đầu sôi động hơn, tạo nên sức sống hoàn toàn mới cho địa điểm này. Đây cũng là lúc có nắng đẹp và bạn có thể tha hồ chụp ảnh. Cũng đừng quên dừng chân ở các gian hàng dệt để mang về nhà vài món đồ thủ công làm quà lưu niệm nhé. Và đặc biệt hãy dạo quanh cổ trấn buổi tối để ngắm một cổ trấn bừng sáng lung linh trong màn đêm
Để giải đáp câu hỏi: “Ăn gì ở khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc?”, bạn có thể ghi lại danh sách vài món đặc sắc sau đây và nhớ dành ra vài ngày để thử cho bằng hết nhé!
Vốn sở hữu khí hậu se lạnh, món lẩu cá cay sông Đà Giang được bình chọn là món khoái khẩu của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Cá được chế biến khi còn tươi nên vẫn giữ được vị ngon ngọt, thịt dai và ngọt. Khi ăn lẩu cay, bạn ăn cùng cơm chứ không ăn với bún, mì như ở Việt Nam.
Mì sợi vàng không hẳn là món ăn quá lạ lẫm, nhưng mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có cách chế biến rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được. Có 3 loại chính đó là: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi để bạn lựa chọn.
Bánh tép ở đây rất đa dạng nhưng hấp dẫn du khách nhất lại chính là món bánh tép chiên. Cũng như lẩu cá cay, bánh tép cũng sử dụng tép tươi từ dòng sông Đà Giang. Tép tươi được trộn cùng trứng với bột rồi đem chiên vàng. Khi chín rồi họ rắc thêm một lớp hành và ớt để thêm mùi vị. Vừa ăn bánh tép, vừa ngắm sông Đà Giang thì còn gì thi vị bằng?
Bánh nếp được cho là loại bánh cổ truyền của người dân địa phương, chứa đựng sự tinh túy trong ẩm thực Trung Hoa với sự kết hợp tài tình giữa nếp và nhân bánh. Ngoài ra bạn còn có thể nếm qua bánh ngũ cốc chiên, bánh tép, bánh trứng non nướng... đều là những món ăn vặt hảo hạng ở thành cổ này.
Vịt hầm tiết, gạo nếp là món ăn đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cách chế biến món này vô cùng phức tạp. Người ta ngâm gạo nếp trong nước rồi cho vào bát. Sau đó trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy và cắt thành từng miếng trước khi chiên bằng dầu nóng. Trong lúc chiên, nhà bếp sẽ hầm vịt. Khi vịt mềm nhừ, họ nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong vịt, thêm chút gia vị và tiếp tục hầm cho tới khi vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được. Với mức độ công phu trong công đoạn chế biến, bạn chắc chắn phải ăn thử món này nhé!
- Đi phượng hoàng cổ trấn có cần visa không? Để đi đến Phượng Hoàng cổ trấn bạn vẫn phải làm Visa du lịch mới có thể nhập cảnh vào Trung Quốc được
- Đổi tiền: cứ ra Hà Trung, Hàng Bạc. 1 nhân dân tệ Trung Quốc ~ 3.300 đồng tiền Việt (tùy thời điểm). Mỗi người nên đổi khoảng 2.500 – 3000 tệ (8 – 9 triệu đồng). Chi phí cụ thể mình sẽ liệt kê bên dưới sau. Các bạn nên đổi dư tiền, tiêu không hết có thể đổi lại khi về. Ở trấn Phượng Hoàng có rất ít cây ATM, và cũng không nhận thẻ tín dụng khi mua đồ hay ăn uống.
- Nếu đi tàu hỏa, khi xuống ga Nam Ninh bạn nên mua trước vé về Gia Lâm luôn. Trên tàu không bán đồ ăn nên bạn cần chuẩn bị một ít đồ ăn và nước uống.
- Tiếng Anh ở đây gần như vô dụng, bởi vậy bạn nên chuẩn bị một số câu tiếng Trung thông dụng như hỏi đường, hỏi giờ tàu, không biết thì sau khi mua sim ở ga/sân bay, bật 4G để vào google dịch (tiếng Trung giản thể). Giá khoảng 170k/ sim.
- Tải app từ điển tiếng Trung có sẵn (thông dụng là app Pleco) để tra từ, hoặc viết phiên nghe đọc và đọc lại.
- Nên mang theo áo khoác, khăn mỏng dù đi vào bất cứ thời gian nào trong năm bởi chạy giữa Phượng Hoàng là dòng Đà Giang mang hơi ẩm khiến trời hơi lạnh.
- Ít nhất cũng phải dành từ 2 – 3 ngày để khám phá cổ trấn này. Bạn nên dậy thật sớm để nghe tiếng chày đập áo của người dân. Buổi tối dọc hai bờ sông có rất nhiều quán bar, cà phê, hàng ăn với giá cả khá dễ chịu.
- Tải betternet để dùng facebook và viber, vì ở Trung Quốc chặn mạng quốc tế.
- Phải mặc cả. Bạn chắc chắn sẽ được giảm giá.
- Đồ ăn ngon và rẻ, nhưng cay lắm. Nếu bạn không ăn được cay, lúc chọn món phải nhớ nói câu “pủ deo lá” (nghĩa là đừng cho cay).
- Nên có sẵn pin, sạc dự phòng. Nhiều cảnh đẹp nên điện thoại của bạn sẽ tốn nhiều dung lượng pin cho việc chụp hình và quay video.
- Tại Phượng Hoàng cổ trấn có nhiều khách sạn để bạn nghỉ lại, bạn có thể đặt phòng trước hoặc đến tìm khách sạn ưng ý. Giá phòng khoảng 100 tệ/ngày/phòng đôi (không bao gồm tiền ăn)
Với hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, dường như sức hấp dẫn của Phượng Hoàng Cổ Trấn chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy lưu lại những điều này cho chuyến đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội, chắc chắn sẽ có ích cho bạn đấy. tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo tour du lịch Hà Nội- Phượng Hoàng cổ trấn của PYS Travel này nhé !
Tour nổi bật được gợi ý
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
Có thể bạn quan tâm
11:18 17/01/2024
03:28 18/01/2024
10:57 10/01/2024
02:45 16/01/2024
11:18 17/01/2024
03:28 18/01/2024
10:57 10/01/2024
02:45 16/01/2024
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn