Công trình kiến trúc cung điện Hawa Mahal hay còn gọi là “Cung điện của gió” được biết đến là một trong số các công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Bởi thế mà hằng năm có hàng triệu tín độ đam mê kiến trúc và hội họa từ khắp nơi trên thế giới hào hứng đến tham quan. Cung điện xây theo mô hình tổ ong này nổi bật với những bức tường hồng cao, nằm xếp tầng được xây từ đá sa thạch màu hồng và đỏ với rất nhiều cửa sổ.
Công trình kiến trúc cung điện Hawa Mahal hay còn gọi là “Cung điện gió” được biết đến là một trong số các công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Bởi thế mà hằng năm có hàng triệu tín độ đam mê kiến trúc và hội họa từ khắp nơi trên thế giới hào hứng đến tham quan.
Cung điện Hawa Mahal được xây dựng vào năm 1799 bởi hoàng đế Mahara Sawai Pratap Singh của Vương triều Kachiwari Rajput. Cung điện xây theo mô hình tổ ong này nổi bật với những bức tường hồng cao, nằm xếp tầng được xây từ đá sa thạch màu hồng và đỏ với rất nhiều cửa sổ.
Công trình kiến trúc tráng lệ
Du khách sẽ ghé thăm Hawa Mahal sẽ choáng ngợp với phần sân rộng, có các tòa nhà hai tầng với ba mặt quay vào nhau. Một bảo tàng khảo cổ học cũng nằm trong sân. Ban đầu, cung điện mang thiết kế này bởi mục đích người trong hoàng gia có thể quan sát cuộc sống hàng ngày của người dân trên đường phố, tại bất cứ vị trí nào của Hawa, tuy nhiên từ ngoài sẽ không nhìn vào được bên trong. Ý tưởng này được kiến trúc sư Lal Chand Ustad thể hiện qua cung điện, tông màu đỏ hồng được sử dụng chính là màu sắc của loại đá cát, loại vật liệu thường xuyên được sử dụng trong các công trình, di tích nổi bật khác của thành phố.
“Cung điện gió” - một trong số các công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Nguồn: Google
Những ô cửa sổ nhỏ và ban công được những người phụ nữ này sử dụng để theo dõi các nghi lễ và những hoạt động diễn ra trên đường phố. Trong một khía cạnh nào đó, những người phụ nữ này muốn có một cảm giác thoải mái không ai phải để ý đến họ. Cung điện Hawa Mahal được thiết kế mô phỏng theo hình chiếc vương miệng của vị thần Hindu cầm sáo Krishna. Nhìn từ phía ngoài, cung điện trông giống như một tổ ong khổng lồ với 953 cửa sổ nhỏ được trang trí, chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết. Các gian phòng bên trong với trụ cột và hành lang cũng được trang trí tinh xảo, đẹp mắt.
Cung điện trông giống như một tổ ong khổng lồ với 953 cửa sổ nhỏ. Nguồn: Google
“Cung điện gió” là công trình được xây nối liền Cung điện Hoàng gia với Hậu cung của các quý bà. Đặc điểm kiến trúc của nó cho phép không khí mát đi qua các phòng nhờ hiệu ứng Venturi, do đó làm cho toàn bộ khu vực trở nên dễ chịu hơn, nhất là trong thời tiết nhiệt độ cao vào mùa hè. Nhiều người nhìn Hawa Mahal từ dưới đường phố và nghĩ rằng đó là mặt trước của cung điện, nhưng thực tế nó lại là mặt sau của cấu trúc đó.
Sự pha trộn giữa kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mugha
Mặt tiền của cung điện được chạm khắc cầu kỳ cùng các ô cửa nhỏ. Cửa sổ và ban công được chế tạo để thông gió, làm mát và điều hòa không khí của toàn bộ các tầng trong lâu đài. Những ban công nhỏ chắn ngang cửa sổ và mái vòm được gắn vào các gờ của cung điện tạo nên nét nổi bật và vẻ đẹp độc đáo cho cung điện. Những đường nét bên ngoài của các hình chóp và sự sao chép hình mẫu của các phần trên làm cho cung điện càng làm tăng thêm nét hấp dẫn. Với hệ thống các ô cửa sổ nhỏ đón những luồng gió từ ngoài thổi vào nên cung điện Hawa Mahal luôn mát mẻ ngay cả trong thời tiết vô cùng nóng nực của mùa hè. Do đó, đây còn là nơi các thành viên của hoàng gia Ấn Độ nghỉ mát mỗi khi hè về. Ngoài ra, các yếu tố trang trí chỉ tồn tại ở mặt trước. Bên trong cung điện ngược lại khá giản dị với hàng loạt cột trụ và đường dẫn lên tầng cao hơn.
Những ban công nhỏ chắn ngang cửa sổ và mái vòm được gắn vào các gờ của cung điện tạo nên nét nổi bật và vẻ đẹp độc đáo cho cung điện. Nguồn: Google
"Cung điện gió" không có cầu thang mà sử dụng đường dốc làm lối đi lại. Vì thế năm 2005, cung điện Hawa Mahal đã có một cuộc trùng tu và bổ sung thêm một thang máy để phục vụ du khách tham quan. Hawa Mahal là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mugha. Phong cách được thể hiện dưới dạng mái vòm và nghệ thuật trang trí, trong khi kiến trúc Hồi giáo thể hiện qua cách chạm khắc và chế tác với đá. Cung điện này đặc biệt nổi bật vào buổi sáng sớm khi những tia nắng đầu tiên thắp sáng toàn bộ cung điện. Đây cũng là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố hồng Jaipur, Ấn Độ.
Hawa Mahal là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mugha. Nguồn: Google
Cung điện nằm trên đường Hawal Mahal, Badi Choupad, thành phố Jaipur. Giờ mở cửa tham quan là từ 9h30 đến 16h30 hàng ngày, vé vào cửa cho khách nước ngoài gía 50 Rupee (hơn 16.000 đồng). Thời điểm đẹp nhất trong ngày là buổi sáng, khi những tia nắng ban mai chiếu vào tòa nhà. Mùa hè ở bang Rajasthan nóng, vì vậy thời điểm tốt nhất để đến thăm Jaipur là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Dưới đây là những tour du lịch Ấn Độ hiện có tại PYS Travel:
Tour Tam giác vàng Ấn Độ
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội
Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
10:45 13/12/2023
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
10:45 13/12/2023
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn