Tháng 10 này, đừng ngần ngại mà bỏ lỡ mất cơ hội đi qua những mùa vàng ở nơi đây, chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên để tìm thấy một thoáng bình yên trong tâm hồn mình khi được rời xa đô thị ồn ã.
Hoàng Su Phì - miền đất cho những kẻ mộng mơ chạy trốn xô bồ mà tìm về với thiên nhiên rợp ngợp. Là một huyện núi cao thuộc phía Tây tỉnh Hà Giang, ngay dưới chân chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, Hoàng Su Phì là địa điểm được săn lùng nhiều nhất mỗi độ tháng 9- tháng 10, khi mà vụ lụa duy nhất trong năm đến thời điểm trổ vàng rực rỡ.
Hoàng Su Phì đẹp ấn tượng, thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm (Nguồn ảnh: Tuan Tran)
Đường lên Hoàng Su Phì tương đối hiểm trở, những tuyến đường quanh co, chênh vênh với độ dốc lớn và bán kính nhỏ nhưng đôi khi lại là điểm kích thích muốn chinh phục của những tay phượt thủ. Tuy nhiên, vào thu, nơi đây thường xuyên có mưa khiến đường đi không đảm bảo độ an toàn và đôi khi làm nản lòng du khách theo hình thức du lịch bụi. Lúc này, hãy chọn những tour du lịch uy tín để đăng ký cho bản thân để đảm bảo an toàn chính mình và trọn vẹn trải nghiệm thích thú trong cuộc hành trình.
Những cung đường uốn lượn quanh đồi kích thích nhiều bạn trẻ du lịch bụi muốn thử thách chinh phục (Nguồn ảnh: Trung)
Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì được công nhận là di tích quốc gia, trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa. Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nói có thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam, cũng là nơi được tập trung đông du khách tham quan nhất, những thửa ruộng bậc thang ở đây ước tính có tuổi đời 300 năm.
Những nấc thang thiên đường nơi hạ giới (Nguồn ảnh: Trung)
Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, trải qua con đèo nhỏ dài gần 30 km sẽ đến được trung tâm xã Bản Phùng. Nơi cho tầm nhìn thung lũng ruộng bậc thang hoàn hảo.
Thu cả khung cảnh thảm lúa trong tầm mắt tại Bản Phùng (Nguồn ảnh: Trung)
Tuy nhiên theo cập nhật hiện tại của PYS, Bản Phùng hiện đã gặt gần hết, du khách nên lựa chọn tham quan tại những địa điểm khác để có trải nghiệm trọn vẹn hơn.
(Nguồn ảnh: Hanoilab)
Nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì khoảng 21 km về phía Tây Nam. Nơi có đông dân tộc Mông sinh sống, thích hợp để tham quan khi nằm trong quần thể di tích quốc gia ruộng bậc thang, có những cánh rừng nguyên sinh, khu rừng chè Shan tuyết cổ thụ hay các thác nước tự nhiên.
Cùng nằm trên km 24 đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang Nậm Ty cũng của người Dao đỏ và là một trong các địa điểm được công nhận Di tích Quốc gia ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì.
Bức tranh tuyệt đẹp mùa lúa chín với sắc vàng đổ tràn từ đỉnh núi(Nguồn ảnh: Cu Tí)
Xã Bản Luốc có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nên nhiều ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Ruộng bậc thang ở đây của người Dao áo dài và người Nùng.
Nơi có nhiều ruộng bậc thang đẹp, nhiều tầng nhất của Hoàng Su Phì. Các thửa ruộng kéo dài từ suối lên đến đỉnh núi, thu trọn trên khu vực phía Bắc sườn núi Chiêu Lầu Thi.(Nguồn ảnh: Thanh John)
Vị trí vô cùng thuận lợi, đứng ở trên đỉnh thì mây núi sương mù hòa quyện lại với nhau tạo nên một khung cảnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Có thể nói đây là một địa điểm tuyệt vời để bạn có thể chiêm ngưỡng ngắm toàn bộ bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
Là tên gọi ngọn núi cao thứ 2 của du lịch Hà Giang, có nghĩa là “Chín tầng thang”. Chinh phục Chiêu Lầu Thi để tận hưởng cảm giác leo núi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn trùng nước non, khung cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây thật hùng vĩ chắc chắn là một trải nghiệm khó quên đối với bất cứ ai.
Địa hình hiểm trở nhưng khi chinh phục được “chín tầng mây”, du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp tuyệt diệu hiếm có với khung cảnh núi non trùng điệp, biển mây bồng bềnh. (Nguồn ảnh: Tan Tran)
Một số hoạt động diễn ra tại trung tâm huyện Hoàng Su Phì gồm triển lãm ảnh nghệ thuật về thiên nhiên và các dân tộc trong huyện; trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, trang phục, nhạc cụ, các sản phẩm nông, lâm sản chế biến tại địa phương; giới thiệu các món ăn truyền thống... Du khách có thể hòa mình vào các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống như múa ngựa, hát giao duyên, đánh yến, bắn nỏ, chơi đu quay, xem hội chọi dê…
(Nguồn ảnh: Flickr)
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’Mông, có nghĩa là “canh xương”, có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc). Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn.
Chế biến thắng cố thật đơn giản, con bò hoặc ngựa sau khi giết mổ, người ta lọc thăn bắp và các phần nạc riêng ra để bán. Còn phần xương xẩu được chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ và các loại thịt vụn được lọc ra cùng với tiết đông cắt thành miếng nhỏ cộng với tim gan phèo phổi thế là đủ nguyên liệu cơ bản để làm nên món Thắng cố.
Thật thiếu sót nếu như bạn không ăn thử món thịt chuột của đồng bào dân tộc La Chí. Họ chế biến chuột thành theo nhiều cách thức như nướng, xào, gác bếp.
Món ăn độc đáo này đã khiến nhiều du khách khiếp sợ nhưng vẫn muốn nếm thử
Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của Hà Giang cùng PYS Travel
Tour du lịch Hà Giang từ Hà Nội (3 ngày 2 đêm)
Tour du lịch Hà Giang từ TP.HCM (4 ngày 3 đêm)
Tour nổi bật tại Hoàng Su Phì
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
10:45 13/12/2023
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
10:45 13/12/2023
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn