Tử Cấm Thành là một khu phức hợp cung điện ở khu Đông Thành thuộc Bắc Kinh, Trung Quốc, diện tích Tử Cấm Thành lên đến 720.000 mét vuông. Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Hoàng Thành Bắc Kinh, còn Hoàng Thành thì được xây dựng xung quanh khu phức hợp cung điện. Bao bọc Tử Cấm Thành là nhiều khu vườn và đền đài hoàng gia sang trọng.
bao gồm , từng là hoàng cung và nơi cư trú mùa đông của các Hoàng đế Trung Hoa từ thời nhà Minh tới cuối thời nhà Thanh, từ năm 1420 đến năm 1924. Được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, Tử Cấm Thành gồm 980 tòa nhà, được cho là có 9.999 phòng. Cung điện minh chứng cho sự xa hoa của nơi mà các Hoàng đế Trung Hoa từng sinh sống, đồng thời thể hiện rõ nét kiến trúc cung đình truyền thống Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa, kiến trúc ở Đông Á cũng như nhiều nơi khác. Cùng PYS Travel chúng mình tìm hiểu kiến trúc, thiết kế Tử Cấm Thành có gì độc lạ nhé!
Toàn cảnh Tử Cấm Thành
Màu vàng là màu của Hoàng đế biểu trưng cho quyền lực tối thượng, dành riêng cho bậc quân vương được thể hiện từ y phục, giường chiếu, gạch lát sàn đến bát đũa ăn hàng ngày. Vì vậy, hầu như tất cả các mái nhà trong Tử Cấm Thành đều được lợp ngói tráng men màu vàng.
Sắc đỏ và vàng bao phủ Tử Cấm Thành
Màu đỏ trong văn hóa Trung Hoa mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở và là màu của may mắn, vì thế tất cả cung điện và tường thành đều có màu đỏ. Tuy nhiên, màu này cũng tượng trưng cho lửa. Đó là lý do mái của thư phòng là nơi duy nhất của Tử Cấm Thành có màu đen thay vì vàng. Màu đen tượng trưng cho nước và dập tắt ngọn lửa trong trường hợp bị hỏa hoạn. Tương tự, dinh thự của các Thái tử được lợp ngói màu xanh lá cây vì màu xanh lá cây liên hệ với với gỗ, đại diện cho sự phát triển.
Tử Cấm Thành
Cách bố trí các tòa nhà tuân theo các phong tục cổ xưa được nêu trong Kinh Lễ. Vì vậy, đền thờ tổ tiên phải nằm phía trước cung điện. Khu vực lưu trữ nằm phía trước khu phức hợp cung điện còn các dinh thự thì nằm phía sau, áp dụng cách bố trí các tòa cung điện theo nhóm dưới hình thức truyền thống của kiến trúc Trung Quốc, nhấn mạnh vào thiết kế theo mạng lưới, có trung tâm và có trục đối xứng.
Bố cục chung của Tử Cấm Thành
Các cung điện chính của Tử Cấm Thành được phân bổ trên trục trung tâm, các toà trong cung điện đều được xây dựng theo một kích thước thống nhất.
Nguyên vật liệu để cung ứng cho công trình kiến trúc đồ sộ này cũng vô cùng đặc biệt. Hơn 100 nghìn cây gỗ lim được vận chuyển từ phía tây nam, cách Bắc Kinh 1.800 km. Loại “gạch vàng” lát nền được chuyển đến từ phía nam cách nơi đây 1.000 km. Hơn 80 triệu phiến đá, mỗi phiến có trọng lượng 24kg, giấy thếp tráng kim đến từ Nam Kinh. Tử Cấm Thành chính là một khu tổ hợp các công trình cổ với nhiều hiện vật quý hiếm.
Kết cấu toàn gỗ quý cùng "gạch vàng" lát nền
Ở đây còn có rất nhiều những tảng đá khổng lồ, được chạm khắc hình hoa văn tỉ mỉ. Trong đó có những tảng đá nặng hơn 220 tấn, thậm chí còn có tảng hơn 330 tấn. Đá này được lấy từ một mỏ đá cách xa nơi xây Tử Cấm Thành đến 70 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng những tảng đá khổng lồ như vậy được vận chuyển tới nơi xây dựng bằng bánh xe có nan hoa, một kỹ thuật đã được người Trung Quốc sử dụng rộng rãi từ 1.500 TCN.
Tử Cấm Thành được xây dựng tinh xảo
Màu gỗ đỏ rực dưới cái nắng
Kiến trúc độc đáo của quần thể cung điện còn nằm ở những hình chạm khắc rồng phượng cầu kỳ trên các phiến đá cẩm thạch khổng lồ. Phiến lớn nhất có chiều dài 16,8 m và rộng 3 m nằm trước khu vực điện Thái Hòa.
Phiến đá nặng tẳm tấn dọc theo cầu thang lên điện
Gần đây, các nhà khoa học kết luận rằng phiến đá nặng hàng trăm tấn này có thể được vận chuyển trên đường băng. Những kỹ sư đã cho đào hàng trăm giếng nhỏ dọc đường đi, khi đến mùa đông thì làm cho đường ngập nước, nhiệt độ thấp khiến nước trở thành một lớp băng trên mặt đất. Bằng cách này, chỉ cần một số lượng khoảng 50 công nhân đã có thể vận chuyển phiến đá khổng lồ này.
Mái nhà được xây dựng vô cùng tỉ mỉ
Gờ dốc của mái nhà được trang trí bằng một hàng bức tượng. Số lượng bức tượng thể hiện tính chất của tòa nhà – một tòa nhà nhỏ sẽ có 3 hoặc 5 bức tượng. Thái Hòa Điện là tòa nhà duy nhất được phép có tới mười bức tượng trên mái nhà. Do đó, bức tượng thứ mười trên mái nhà Thái Hòa Điện được gọi là "hàng thập" ( cũng là độc nhất trong Tử Cấm Thành).
Linh vật được đặt trên dốc mái nhà
Thứ tự các linh vật như sau:
- Rồng đứng trước, là biểu tượng của bậc đế vương.
- Phượng hoàng đứng thứ hai, đại diện cho hòa bình trên thế giới.
- Thứ ba là sư tử, đại diện cho sự dũng cảm và uy nghiêm.
- Xếp hạng thứ tư là ngựa trời.
- Vị trí thứ năm là hải mã, có thể biến điềm hung thành lành.
- Thứ sáu là sư tử, vô cùng dũng mãnh, có thể trấn áp thiên tai, giảm bớt hung ác.
- Vị trí thứ bảy là cá, có thể cầu mưa, dập lửa và ngăn chặn thảm họa.
- Thứ tám là hachi, được cho là một con vật có tính khí ngay thẳng và hiện thân của công lý.
- Thứ chín là bò tót, có thể làm mưa làm gió, ngăn chặn tai họa, phòng chống hỏa hoạn.
- Cuối cùng là con quái thú nhỏ độc đáo có tên gọi là Hàng Thập, ngụ ý để chỉ chống sét và giải trừ tai họa.
Kiến trúc truyền thống của Trung Quốc không phải dùng cửa lớn để ngăn cách sân vườn và bên ngoài, mà là dùng cảnh tường. Tác dụng chính của cảnh tường là che khuất tầm nhìn, tránh cho người ngoài có thể nhìn thấy được những gì bên trong.
Cảnh tường của những ngôi nhà bình thường đều dùng gạch lát, nhưng Cửu Long bích (tường Cửu Long) trong Tử Cấm Thành lại được lát từ những viên gạch lưu ly. Cửu Long bích Cố Cung nằm ở Hoàng Cực môn với chiều dài 29,4m, chiều cao 3,5m, chiều dày 0,45m, được xây dựng vào năm Càn Long thứ 37.
Bức tường Cửu Long bích khổng lồ
Điểm nổi bật nhất của Cửu Long bích Cố Cung chính là chín con rồng, cũng là khởi nguồn cho cái tên Cửu Long bích. Cảnh tường của người bình thường chỉ sử dụng hình ảnh của trâu, bò, ngựa, mèo và chó, nhưng Cửu Long bích sử dụng hình ảnh của rồng – giống loài tượng trưng cho Hoàng đế.
Trong Tử Cấm Thành nhiều tượng sư tử đồng mạ vàng, mỗi cặp sẽ được đặt trước các cung điện. Tuy nhiên, chỉ có cặp sư tử ở Cổng Hòa hợp Tối cao là có kích thước lớn nhất và cũng là bức tượng duy nhất không được mạ vàng. Cặp sư tử đồng này là biểu tượng của quyền lực tối cao trong Tử Cấm Thành, chúng có nhiệm vụ canh giữ hoàng cung và xua đuổi tà ma. Hình dáng to lớn, uy nghi của chúng tương xứng với cổng Hòa hợp Tối cao, khiến cho bầu không khí trở nên nghiêm trang.
Kích thước của cặp sư tử này khác nhau, chênh nhau khoảng 30cm. Sư tử đực giẫm lên quả bóng, không chỉ tượng trưng cho quyền lực mà còn thể hiện sự thống nhất đất nước. Sư tử cái chơi đùa với sư tử con, ngụ ý con cháu sum vầy, thịnh vượng.
Cặp sư tử bằng đồng
Những lọn xoắn ốc trên đỉnh đầu sư tử đực xếp thưa, gọn gàng, miệng như đang gầm, ruy băng trước ngực được chạm khắc tinh xảo, có đeo một quả chuông, tứ chi to khỏe, một chân được đặt lên quả bóng trông rất uy nguy, mắt hướng thẳng ra phía trước, tượng trưng cho thế lực đang được kiểm soát.
Sư tử cái hướng ánh mắt xuống dưới, phía đàn con đang ở chân trái, sư tử con ngửa mặt lên trời, dụi đầu vào móng vuốt của sư tử mẹ, điều này rất thú vị, ngụ ý con đàn cháu đống, thịnh vượng. Sư tử đực dũng mãnh pha chút nghịch ngợm, còn sư tử cái thể hiện tình mẫu tử cao cả. Hình khối mượt mà, sống động, hoa văn chạm khắc bằng đồng quá tinh xảo.
Cặp sư tử bằng đồng
Bên cạnh đó, còn có 5 cặp sư tử bằng đồng mạ vàng khác trong các cung điện. Chúng được mạ vàng nguyên chất, được xếp thành từng cặp trước cổng Càn Khánh, Nam Châu, Dương Hưng, Dương Tân, cổng cung điện Trường Xuân.
Một trong những yếu tố quan trọng để quyết định vị trí của Tử Cấm Thành là phong thủy. Đó là một học thuyết có tầm ảnh hưởng trong văn hóa Trung Quốc chuyên nghiên cứu sự tác động của thiên nhiên đến vận mệnh, họa phúc của con người. Một yếu tố quan trọng khác của phong thủy là sự đối xứng. Do đó bố cục của Tử Cấm Thành hầu hết được thiết kế đối xứng. Những cung điện quan trọng nhất đều nằm trên trục Bắc – Nam ở trung tâm và các cung khác được sắp đặt đối xứng hai bên.
Bố cục đối xứng của Tử Cấm Thành
Không khó để bắt gặp sự hiện hữu của số 9 trong Tử Cấm Thành, đây cũng là con số chiếm vị trí quan trọng trong quan niệm về số học của người Trung Quốc. Số 9 đại diện cho cực dương và hoàng đế. Để có thể tiếp cận được với vua thì phải đi qua 9 cánh cổng.
Tử Cấm Thành cũng có 9.999 căn phòng, ít hơn một căn so với 10.000 phòng ở trên Thiên Cung – nơi mà Ngọc Hoàng Đại Đế cai quản trong truyền thuyết. Trên nóc Cung Điện Hoàng Gia trang trí 9 hình linh thú giống rồng, trên Đại môn (cửa chính) cũng thường gắn 81 chiếc núm đinh 9 dọc, 9 ngang.
Tử Cấm Thành về đêm
Sự tinh xảo, tỉ mỉ và cổ kính đã khiến cho Tử Cấm Thành lúc nào cũng uy nghi cùng với nhiều câu chuyện li kì xoay quanh nó. Thử một lần khám phá Tử Cấm Thành xem có như lời đồn không nhé!
Một số du lịch Tour Trung Quốc mà du khách có thể tham khảo
Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội
Tour Bắc Kinh - Tô Châu - Hàng Châu - Thượng Hải 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội
Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ TP.HCM
Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour nổi bật tại Tử Cấm Thành
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
Có thể bạn quan tâm
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
11:04 08/12/2023
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
11:04 08/12/2023
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn