Win88 cổng game quốc tế - GameLoop chính thức

Du lịch Tử Cấm Thành: Cẩm nang từ A đến Z

18/01/2022

Là một trong những quốc gia rộng lớn bậc nhất thế giới, Trung Quốc có vô số điểm đến hấp dẫn du khách và đặc biệt tham quan Tử Cấm Thành luôn là trải nghiệm được nhiều người lựa chọn. Bỏ túi tổng hợp cẩm nang du lịch Tử Cấm Thành ngay thôi !

1.Vài nét tổng quan về Tử Cấm Thành

tiếng Anh là The Forbidden City, ngày nay còn được gọi là Cố Cung ((故宮). Xưa kia, hoàng đế tự xưng là “Thiên Tử” (Con trời). Các sách cổ thường gọi cung của Thiên đế trên trời là Tử Cung hay Tử Vi Cung. “Tử” ở đây nghĩa là màu tím, vậy nơi ở con trời cũng là “Tử”. Nơi ở của Hoàng đế thì dân thường bị “Cấm” không được vào. Vậy nên nơi ở của hoàng đế được gọi là “Tử Cấm Thành”.

Vị trí Tử Cấm Thành tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh, phía trong của quảng trường Thiên An Môn và lăng chủ tịch Mao.

Tử Cấm Thành - Công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm giá trị lịch sử của Trung Quốc 

(Ảnh @xuanai)

Xuyên suốt quá trình lịch sử Tử Cấm Thành đã trải qua 24 triều vua chúa từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm thành được khởi công vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc - vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh, và là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Quốc (tức là năm 1406), và hoàn thành sau 14 năm (tức là năm 1420)

Tranh vẽ hoàng đế Yongzheng triều đại nhà Thanh đóng góp công lớn cho công trình

Tử Cấm Thành ( Ảnh - Internet)

Tử Cấm Thành là trung tâm chính trị trong giai đoạn cuối của phong kiến ​​Trung Quốc, được xây dựng giữa năm 1406, chứng kiến sự thăng trầm qua 14 đời vua nhà Minh và 10 vị vua nhà Thanh.

Xem thêm lịch sử về Tử Cấm Thành:  

 

2.Kinh nghiệm đi khám phá Tử Cấm Thành

Thời gian lý tưởng để đến Tử Cấm Thành

Thời gian lý tưởng nhất để đi du lịch Trung Quốc đến tham quan Tử Cấm Thành là từ cuối tháng ba đến đầu tháng sáu và từ cuối tháng tám đến cuối tháng mười một hàng năm.

 Cảnh Tử Cấm Thành từ trên cao màu thu (Ảnh - @taiwen )

Có thể tới đây vào mùa thu, dịp Tết Trung Thu, Tết âm lịch, Quốc khánh… Mùa thu sắc lá vàng đỏ sẽ khiến nơi đây thêm thơ mộng. Tuy nhiên, vào bất cứ thời điểm nào trong năm bạn khám phá Tử Cấm Thành đều được.

Thời gian tham quan Tử Cấm Thành

Tùy vào lịch trình mà bạn có thể chọn thời gian tham quan phù hợp. Nếu có ít thời gian, bạn có thể tham quan trong 2 – 3 tiếng. Còn nếu có nhiều thời gian và muốn xem chi tiết từng nơi trong Tử Cấm Thành, có thể bạn sẽ mất từ nửa ngày cho đến cả một ngày.

Trong khoảng thời gian này, hãy chọn một ngày nào đó không phải vào cuối tuần hay những ngày lễ để tránh đông đúc.

Giờ mở cửa trong năm

Tử Cấm Thành mở cửa quanh năm. Tuy nhiên sẽ có chút thay đổi vào mùa thấp điểm khách du lịch và mùa cao điểm. Các ngày lễ, sự kiện lớn và trong những hoàn cảnh đặc biệt thì Bảo Tàng Cố Cung của Tử Cấm Thành sẽ có thông báo riêng trên website. 

Dưới đây là lịch mở cửa thường nhật:

1 Tháng 4 – 31 Tháng 10: 8h30 – 17h (Lượt vào cuối cùng: 16h10)

1 Tháng 11 – 31 Tháng 3: 8h30 – 16h30 (Lượt vào cuối cùng: 15h40)

Giá vé đối với khách lẻ tự mua

Tháng 4 – Tháng 10: 60 tệ

Tháng 11 – Tháng 3: 40 tệ

Lưu ý khi đi du lịch Tử Cấm Thành

Do Tử Cấm Thành rất rộng lớn nên để chụp và quay được nhiều cảnh đẹp thì bạn nên chuẩn bị điện thoại, máy ảnh, máy quay được sạc pin đầy đủ.

Múi giờ tại Tử Cấm Thành nói riêng và Trung Quốc nói chung sớm hơn Việt Nam khoảng 1 tiếng. 

Sẽ có đường bay riêng đến Bắc Kinh nếu các bạn đi bằng máy bay.

Giá đến đây cao hay thấp còn phụ thuộc vào mùa cao điểm hay thấp điểm

 

3.Tử Cấm Thành có gì hot ?

Phải thừa nhận rằng, đây là một sản phẩm nghệ thuật của nhân loại, đã đánh đổi nhiều năm lịch sử, số lượng vàng được sử dụng nhiều không kể hết, số nhân công tham gia công trình lên tới hơn nửa triệu dân. Thế nên bản thân nó đã chứa đựng vô vàn nhiều điều độc đáo.

Nét độc đáo về công trình kiến trúc Tử Cấm Thành

- Xét về mặt kiến trúc, khác lạ và nghệ thuật với đa phần mái nhà được dát màu vàng, còn bên dưới thì là những bức tường sắc đỏ, thể hiện cho một sự phồn vinh trường tồn vĩnh cửu.

Kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa chạm khắc tỉ mỉ ( Ảnh - @taiwen)

- Nơi ở của những vị thần, độc đáo được nhấn mạnh là vị trí diễn ra các buổi lễ đăng quang lên ngôi của từng vị vua trong hai chiều đại Minh - Thanh.

- Công trình quần thể các cung điện này được xây dựng dựa trên nguyên lý cơ bản về thuyết Âm – Dương và thuật toán phong thủy. Nếu gặp được một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, thì chắc chắn các bạn sẽ được hiểu thế nào là dẫn khí và đuổi tà.

- Nội thất bên trong rất đặc trưng, toàn bộ kiến trúc phải đến tới 60% là gỗ có xuất xứ từ vùng Tứ Xuyên – Vân Nam, còn tường thì lại được dựng từ những loại vôi vữa và xi măng đặc biệt. Kỳ lạ ở chỗ, xi măng chính là sản phẩm được hình thành từ gạo nếp và lòng trắng trứng.

- Riêng về hệ thống các cung điện vườn tược, chúng được chia ra làm nhiều khu vực đại diện cho một nét sinh hoạt truyền thống đặc trưng của các dòng tộc đế vương xưa kia “Tha hồ dạo bước, tha hồ ngắm cảnh và tha hồ tìm hiểu”.

Những điểm đến chính trong Tử Cấm Thành

được xây bên trong tường thành như một khối hình chữ nhật, từ Bắc đến Nam dài 961m, từ Đông sang Tây dài 753m, tường thành cao 10m, dài 3.4km với hào sâu bao quanh thành, thành một cấm địa được bảo vệ nghiêm ngặt.

4 góc thành là 4 tòa tháp canh với kiến trúc, kiểu mái phức tạp và 4 mặt tường thành có 4 cổng chính nối với cầu thông ra ngoài thành: Ngọ môn ở phía Nam, Thần Vũ môn ở phía Bắc, Đông Hoa môn ở phía Đông và Tây Hoa môn ở phía Tây.

Bên trong Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực:

- Ngoại Đình 

Hay còn gọi là  Tiền Triều, nằm ở phía Nam, là nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế quan trọng, tổ chức các lễ thi cử… Khu vực này có điện Thái Hòa nằm ở trung tâm, phía sau là điện Bảo Hòa. 2 bên Đông – Tây là điện Văn Hoa – nơi lưu trữ thư pháp, sách vở của Hoàng đế và điện Võ Anh – nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều.

Sông Kim Thủy ở quảng trường Thái Hòa (Ảnh- @nero_h)

Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện là Thái Hòa điện, Trung Hòa điện và Bảo Hòa điện. Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện là điện lớn nhất, cao 30 m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trung Hòa Điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện, để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.

Phía Tây Nam và Đông Nam của Tiền triều là Võ Anh điện và Văn Hoa điện. Võ Anh điện là nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều, còn Văn Hoa điện là nơi lưu trữ thư pháp của Hoàng đế. Phía Đông Bắc là Nam tam sở, là nơi ở của Hoàng thái tử.

- Nội Đình

Hay gọi là Hậu Cung như những phim cổ trang Trung Quốc thường nhắc đến. Đây là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Vào thời nhà Thanh, đây còn là nơi ở và làm việc của Hoàng đế. Tiền triều chỉ sử dụng vào các nghi lễ quan trọng. Cung Càn Thanh, cung Khôn Ninh và điện Giao Thái là 3 cung chính ở hậu cung được gọi là Hậu Tam Điện.

Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài, là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng.

Một góc tại Hậu Cung buổi tối ( Ảnh - @zhangrh615)

Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn (Hậu tam cung): Càn Thanh cung, Giao Thái điện và Khôn Ninh cung. Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. 

Đây là nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh cũng như các vật dụng dùng cho các nghi lễ. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.

Đằng sau ba điện là một khu vườn khá nhỏ, tên là Ngự Hoa viên. Phía bắc của khu vườn là Thần Võ môn. Xung quanh điện Dưỡng Tâm là nơi làm việc của Bộ Quân Cơ (Quân Cơ Xứ) và các quan lại chủ chốt.

Mỗi bên Đông và Tây của cung Càn Thanh là sáu cung khác, gọi là Đông lục cung và Tây lục cung. Từ đời Ung Chính, Hoàng hậu sẽ chọn một trong mười hai cung này để ở. Đây còn là nơi ở của các phi tần và con cái của Hoàng đế.

Ngoài Diên Hi môn, các công trình trên vào thời Đạo Quang đều bị hỏa hoạn thiêu rụi. 

Diên Hy Cung của Tử Cấm Thành - Nơi xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình

Trung Quốc (Ảnh- Internet)

Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn Môn - cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía nam đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện cùng với đông tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được.Linh Chiểu hiên (Thủy Tinh cung)

Viện bảo tàng và đồ sưu tập

Tử Cấm Thành ngày nay là viện bảo tàng khổng lồ với hàng ngàn bộ sưu tập hoàng gia quý giá và một số lượng lớn các tài liệu lưu trữ về kỹ thuật cổ đại, bao gồm các bản ghi, bản vẽ và mô hình văn hóa Trung Hoa.

Áo giáp sắt được trưng bày trong bảo tàng ( Ảnh- @wilsonsihan)

Vật dụng dùng trong chiến đấu ngày xưa ( Ảnh- @wilsonsihan)

Sự huyền bí về tâm linh, phong thuỷ

Về giá trị tâm linh, Tử Cấm Thành còn được xem là “nhà" của các vị thần. Quần thể các cung điện này được xây dựng dựa trên thuật toán phong thuỷ cùng nguyên lý thuyết Âm - Dương giúp đuổi tà và dẫn khí. Nơi đây được lựa chọn là địa điểm diễn ra các buổi lễ đăng quang của các vị vua trong triều đại Minh - Thanh. Tử Cấm Thành về đêm luôn mang một màu sắc huyền diệu và kì ảo.

Tử Cấm Thành lung linh, huyền ảo vào buổi tối ( Ảnh- @zhangrh615)

Điểm đến du lịch Tử Cấm Thành ngày nay là điểm tham quan văn hóa, biểu tượng của du lịch Trung Quốc. Trong hành trình khám phá văn hóa Trung Hoa ngàn năm, hãy ghé thăm điểm Tử Cấm Thành nhé! 

Một số du lịch Tour Trung Quốc mà du khách có thể tham khảo

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội

Tour Bắc Kinh - Tô Châu - Hàng Châu - Thượng Hải 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ TP.HCM

Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Trùng Khánh - Bắc Kinh 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn