Du lịch Nepal Tây Tạng cùng về với vùng đất linh thiêng, thanh tĩnh, khám phá những điều huyền bí để trải nghiệm và cùng cảm nhận những hành trình vô cùng đặc biệt. Hành trình du lịch Này chắc chắn sẽ để lại cho bạn những ấn tượng sâu đậm, cùng PYS Travel khám phá nhé.
Nepal là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại vùng Himalaya ở Nam Á có phần chồng gối với Đông Á, giáp biên giới với Tây Tạng của Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, đông và tây. Đại đa số người dân Nepal theo Ấn Độ giáo. Nepal là quê hương của Thần Shiva, với ngôi đền nổi tiếng Pashupatinath, nơi mà người Hindu từ khắp nơi trên thế giới đến hành hương.
Nepal là thánh địa Phật giáo linh thiêng (Ảnh: sưu tầm)
Tây Tạng - vùng đất của bầu trời xanh không tỳ vết, giáp ranh giới với Nepal. Không khí loãng, không gian rộng rãi, hầu như ít có người ở. Thêm vào đó, những ngọn núi cao nhất thế giới, khổng lồ và dày đặc tuyết. Nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất đối với những ai yêu thích du lịch Trung Quốc. Đây còn là một trong những nơi sở hữu số lượng lớn nhất các tu viện, các tuyến đường kora và cũng có nhiều địa điểm hành hương.
Tây Tạng là điểm đến hấp dẫn với nhiều người (Ảnh: sưu tầm)
Văn hóa Nepal và văn hóa Tây Tạng có sự tương đồng về trang phục, ngôn ngữ, và thực phẩm. Nepal và Tây Tạng cũng được biết đến là những thánh địa của Phật giáo hàng đầu hiện nay.
Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp cho chuyến đi (Ảnh: sưu tầm)
- Từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 12: là thời điểm tuyệt vời và cũng là mùa cao điểm của du lịch Nepal - Tây Tạng, bởi vì đó là lúc bạn sẽ cùng với những người hành hương đến các thành phố và tu viện.
- Tháng 5 và tháng 6: cũng là những tháng được ưa thích để ghé thăm, khi bạn sẽ thấy đất nước xanh nhất.
Nếu bạn muốn trải nghiệm cái lạnh thì khoảng thời gian du lịch từ tháng 9 đến tháng 10 là thích hợp. Miễn là bạn có thể chống chọi với cái lạnh vào thời điểm này.
Chuẩn bị đầy đủ visa và một số vật dụng cần thiết cho chuyến đi (Ảnh: sưu tầm)
- Visa Nepal và visa Trung Quốc
- Giấy phép du lịch tại Nepal, Tây Tạng
- Bản sao hộ chiếu
- Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ
- Mang theo ba lô cho tiện lợi và đồ bọc chống thấm nước
- Áo sơ mi ngắn tay và dài tay, áo len, áo trùm đầu
- Khăn quàng cổ, găng tay, tất nhiệt và tất thông thường (tháng lạnh)
- Quần áo chống gió
- Máy ảnh, chân máy (nếu bạn muốn chụp ảnh chất lượng cao)
- Đồ điện thông minh
- Đồ vệ sinh cá nhân
- Nước sát khuẩn, dụng cụ y tế
- Kính râm, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm
- Các loại thuốc
Mùa xuân vẫn rất lạnh nên hãy chọn trang phục giữ ấm nhé (Ảnh: sưu tầm)
Vào ban ngày, bạn có thể mặc áo khoác, quần áo thể thao nhẹ và áo len. Nhưng nhiệt độ giảm xuống sau khi mặt trời lặn. Chuẩn bị quần áo ấm hơn để sẵn sàng cho các đêm. Mặc dù mùa xuân ôn hòa hơn mùa đông, hãy cẩn thận mang theo đồ lót giữ nhiệt và quần dài.
Mùa hè là thời điểm cho áo phông, bạn sẽ trải qua nhiều nhiệt độ khác nhau. Thời tiết có thể đủ ấm để mặc thêm quần áo nhẹ vào ban ngày, nhưng bạn nên mặc áo sơ mi dài tay để tránh khỏi lượng bức xạ tia cực tím đáng kể ở cả Nepal và Tây Tạng. Ngoài ra, cũng đừng quên che phủ da và thoa kem chống nắng. Có sự khác biệt rõ rệt giữa ngày và đêm nên hãy mang thêm áo ấm vì ban đêm trời lạnh hơn.
Chọn lựa quần áo phù hợp với thời tiết khắc nghiệt của Nepal và Tây Tạng (Ảnh: sưu tầm)
Thời tiết có thể ấm áp một cách đáng ngạc nhiên vào mùa thu. Áo len nhẹ hơn và quần áo thể thao là phù hợp khi ở dưới thấp nhưng cần mặc ấm ở độ cao lớn hơn có thời tiết lạnh hơn.
Mùa đông lạnh, vì vậy hãy đóng gói quần áo của bạn cho phù hợp. Tất, giày, mũ và găng tay phải chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.
Quảng trường Kathmandu mang đậm nét cổ kính (Ảnh: sưu tầm)
Được xem như trái tim lịch sử và tôn giáo của thành phố, mê hoặc nhờ diện mạo kiến trúc đầy ấn tượng, là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho chuyến thăm của các bạn. Chiêm ngưỡng những quần thể đền chùa đa tầng, miếu thờ rực rỡ và hình chạm khắc gỗ kỳ lạ.
Thánh địa Lumbini nổi tiếng (Ảnh: sưu tầm)
Nằm dưới chân dãy núi Himalaya, cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa 25 km về phía đông. Kinh thành này là nơi Đức Phật Thích Ca đã sống đến năm ngài 29 tuổi. Lumbini có một số ngôi chùa, đền thờ trong đó có đền thờ Hoàng hậu Maya. Ngoài ra tại đây còn có hồ Puskarini và hồ Holy, nơi mà hoàng hậu Maya đã làm lễ nhúng nước trước khi Đức Phật ra đời.
Trải nghiệm Trekking đến dãy núi Annapurna (Ảnh: sưu tầm)
Bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh của một vùng núi tuyết trắng vô cùng độc đáo và quyến rũ ở trên độ cao 8000m so với mực nước biển mà bạn sẽ khó thấy ở một nới khác. Nơi đây có nét yên bình và nhẹ nhàng bởi thời tiết vô cùng mát mẻ và môi trường trong xanh thiên nhiên. Dãy Annapurna vốn dĩ nổi tiếng với những cung đường Trekking băng qua thung lũng, làng mạc và núi tuyết vô cùng hấp dẫn nhưng cũng rất thú vị, Annapurna được mệnh danh là một trong những cung đường Trekking đẹp nhất tại Nepal.
Khung cảnh thơ mộng trên hồ Phewa (Ảnh: sưu tầm)
Đây là hồ lớn thứ hai ở Nepal và là biểu tượng của Pokhara. Toàn bộ bưu thiếp nơi đây đều lấy hình ảnh hồ Phewa làm nền cùng dãy núi Annapurna phản chiếu trên mặt hồ và ngọn Machhapuchhare như một mũi tên chọc thủng bầu trời, bạn cũng có thể dạo hồ trên những con thuyền nhỏ rực sắc màu neo dọc hồ.
Toàn cảnh sự hoành tráng của cung điện Potala (Ảnh: sưu tầm)
Cung điện Potala Là một trong những nơi được săn lùng nhiều nhất để đến thăm ở Tây Tạng. Nó là một pháo đài dzong nằm ở thành phố Lhasa, nơi đã từng là cung điện mùa đông cho các Đạt Lai Lạt Ma từ năm 1649 đến năm 1959. Sau đó, được chuyển đổi thành bảo tàng và hiện tại là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Tu viện Samye được xây dựng rất độc đáo (Ảnh: sưu tầm)
Tu viện Samye - học viện Tây Tạng đầu tiên, Samye trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là 'bất ngờ và đầy bất ngờ'. Nằm ở chân núi Hepo Ri trên bờ phía bắc của sông Yarlung Tsanpo. Nơi có các nhà nguyện, nhà thờ và đền thờ mang tính biểu tượng. Kiến trúc của tu viện Samye là điều quan trọng nhất thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Thành phố Lhasa hiện đại (Ảnh: sưu tầm)
Lhasa, theo nghĩa đen là “Nơi của các vị thần”, thường được biết đến như là thành phố của những điều kỳ diệu. Nơi có Cung điện Potala trắng và đỏ sừng sững ở trên Thành Thánh khiến người ta nổi da gà. Khu phố cổ Tây Tạng màu trắng đầy quyến rũ vẫn tồn tại để lưu giữ một cách tuyệt đẹp bản chất của cuộc sống truyền thống của Tây Tạng.
Hồ Yamdork mang vẻ đẹp rất đỗi yên bình (Ảnh: sưu tầm)
Hồ nước ngọt Yamdrok ở Tây Tạng được coi là linh thiêng đối với Phật giáo. Hồ dài hơn 72km, bao quanh bởi những dãy núi phủ tuyết trắng cũng như những dòng suối nhỏ cung cấp nước cho hồ. Bạn sẽ thực sự cảm thấy yên bình trước vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ và tầm nhìn đầy cảm hứng khi du lịch đến đây.
Món ăn Nepal vô cùng phong phú đa dạng (Ảnh: sưu tầm)
- Dal-bhat: Đây là món ăn được ăn khắp nơi ở Nepal, được người Nepal ăn trong 2 bữa chính trong ngày. Trong một mâm cơm Dal-bhat truyền thống, cơm được nấu cùng đậu lăng sẽ nằm ở trung tâm, còn xung quanh là các món ăn kèm
- Momo: Momo là phiên bản bánh bao của Nepal, mới nhìn thoáng qua, nhiều người có thể tưởng là Dimsum của người Trung Quốc. Momo là loại bánh bao có nhân rau hoặc thịt bên trong, thịt trâu hoặc thịt gà là nhân phổ biến.
- Thịt cừu Gorkhali: Món ăn này được sử dụng phổ biến, món ăn được sử dụng đem chiên chín và thêm khoai tây, hành tây với cari vào nấu cùng. Món ăn được thưởng thức khi còn nóng và ăn kèm cùng cơm trắng sẽ làm cho bạn cảm nhận được hương vị ngon tuyệt đỉnh
- Phở nóng Thukpa: Phở Thukpa là một món ăn vô cùng giản dị bào gồm bánh phở đặc biệt của Nepal và nấu với phần nước lèo đậm đà cùng các loại thịt khác nhau như: thịt bò, thịt bê, thịt cừu… và ăn kèm với các loại rau thơm.
Ẩm thực Tây Tạng được chế biến đơn giản mà vẫn giữ được hương vị (Ảnh: sưu tầm)
- Tsampa: Tsampa là thực phẩm được người dân địa phương tiêu thụ nhiều nhất. Nó làm từ bột lúa mạch rang và trà bơ Tây Tạng. Không quá cầu kỳ để làm, ít nguyên liệu và không tốn thời gian để chế biến. Cách phổ biến nhất là trộn nó với trà bơ trong bát và nặn thành những viên nhỏ hình bầu dục.
- Balep: Balep là một loại bánh mì thường được dùng vào bữa sáng và bữa trưa. Có nhiều loại món ăn theo vùng khác nhau như: Amdo balep (bánh mì tròn cơ bản), sha balep (bánh nướng thịt chiên), numtrak balep (bánh mì chiên giòn), và shamey balep (bánh nướng rau củ chiên).
- Chang: Chang là phiên bản bia hoặc rượu lúa mạch riêng của Tây Tạng. Nó là đồ uống có cồn được tiêu thụ rộng rãi nhất ở đây. Chang được làm bằng lúa mạch, hạt kê hoặc hạt gạo và giữ ấm cho bạn khi nhiệt độ giảm xuống.
- Trà bơ: Trà bơ Tây Tạng là thức uống không thể bỏ qua trong bữa ăn của người Tây Tạng. Về cơ bản, nó là trà mạch được đun sôi thêm với bơ sữa trâu và muối. Người Tây Tạng uống trà bơ để giữ ấm cho bản thân và nó thường được uống khi ăn Tsampa.
Du lịch Nepal - Tây Tạng để trải nghiệm chuyến đi đến vùng đất có cảnh quan đẹp, con người, văn hóa và ẩm thực đặc sắc thì ngần ngại gì mà không thử. Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu hành trình khám phá bằng việc tham khảo những thông tin về một số tour du lịch Ấn Độ - đất nước có nền văn hóa tương đồng với Nepal và Tây Tạng của PYS Travel nhé.
Tour nổi bật tại Nepal
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
Có thể bạn quan tâm
07:14 29/12/2023
08:49 27/12/2023
04:16 25/12/2023
07:14 29/12/2023
08:49 27/12/2023
04:16 25/12/2023
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn