Win88 cổng game quốc tế - GameLoop chính thức

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ A - Z năm 2023

29/03/2023

Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bạn như được quay ngược thời gian về hàng nghìn năm trước, tận hưởng không gian đẹp như tiên cảnh và gặp gỡ người dân địa phương thân thiện. Sau đây là những kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn mà bạn nên biết trước khi bắt đầu chuyến đi của mình.

1. Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Phượng Hoàng Cổ Trấn (hay Fenghuang Guzhen) nằm ở huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thành cổ này đã tồn tại được hơn 1300 năm và cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Nơi đây mang tên Phượng Hoàng Cổ Trấn vì ở phía Tây Nam của thị trấn có một ngọn núi dáng trông giống một con phượng hoàng bay lên.


Phượng Hoàng cổ trấn nhìn từ trên cao như một bức tranh (Ảnh: sưu tầm)

Phượng Hoàng Cổ Trấn thu hút đông đảo người tham gia, nhờ vào non nước hữu tình cùng kiến trúc đơn sơ và trầm mặc của những ngôi nhà gỗ, đường lát đá hàng trăm năm tuổi nằm bên cạnh dòng sông Đà Giang. Đây chắc chắn là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, đối với những du khách đến từ vùng đô thị sầm uất.

2. Xin Visa, giấy thông hành đi Phượng Hoàng Cổ Trấn như thế nào?

Đầu tiên trước khi đến Phượng Hoàng cổ trấn, bạn chắc chắn phải có visa Trung Quốc. Bạn chỉ cẩn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là có thể có ngay cho mình visa sang du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.


Hồ sơ xin visa Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

Xin VISA đi Trung Quốc vô cùng dễ dàng và không quá mất nhiều công sức vì quan hệ láng giềng thân thiết giữa 2 quốc gia. Nếu muốn xin tự túc thì các bạn sẽ mất khoảng môt tuần. Nếu đã từng đi một số nước qua khu vực Đông Nam Á rồi thì việc xin VISA của bạn sẽ nhanh hơn.

Và nếu bạn chọn di chuyển đến Phượng Hoàng cổ trấn bằng đường biên giới thì có thể không cần làm visa nhưng thay vào đó sẽ phải làm giấy thông hành. Bạn sẽ đến phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tại đường biên giới giáp Trung Quốc để làm.


Giấy thông hành khi di chuyển theo đường biên giới (Ảnh:sưu tầm)

3. Phương tiện du lịch đến Phượng Hoàng Cổ Trấn

Máy bay

Đi du lịch để tiết kiệm thời gian thì máy bay là phương tiện được lựa chọn đầu tiên. Muốn đến Phượng Hoàng cổ trấn, chắc chắn bạn sẽ phải bay 2 chặng, các du khách có thể đặt vé máy bay đi Quảng Châu, tham quan, nghỉ ngơi ở Quảng Châu.


Phương tiện máy bay (Ảnh: sưu tầm)

Sau đó chuyển tiếp chuyến bay tới Trương Gia Giới tham quan và khám phá và tiếp tục di chuyển bằng ô tô tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hiện tại, từ Việt Nam bạn có thể đặt vé máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar cho các hành trình đi Quảng Châu.

Ô tô

Muốn thử trải nghiệm hình thứuc di chuyển khác bạn có thể lựa chọn phương tiện ô tô. Tuy nhiên, con đường đến Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Các bạn đi ô tô từ Hà Nội tới Cửa Khẩu Hữu Nghị. Đến Cửa Khẩu Hữu Nghị thì các bạn sẽ đi xe điện đến chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Nhập cảnh xong, các bạn đi bộ ra chỗ bến xe. Xe sẽ đi từ Cửa Khẩu Trung Quốc đến Ga Nam Ninh.

Tàu hỏa

Nếu chọn di chuyển bằng tàu hỏa thì các bạn lựa chọn đi từ ga Gia Lâm đến Nam Ninh. Từ Nam Ninh, các bạn lại đi tàu hỏa tiếp đến ga Cát Lợi (Trương Gia Giới). Từ Trương Gia Giới đi xe buýt là đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Theo kinh nghiệm của PYS Travel thì các bạn nên dành 1 ngày đi chơi ở Trương Gia Giới sau đó hãy tới Phượng Hoàng Cổ Trấn.


Ga Nam Ninh (Ảnh: sưu tầm)

4. Nên ở đâu khi tới Phượng Hoàng Cổ Trấn?

Ở Phượng Hoàng cổ trấn có đủ dịch vụ từ hostel, khách sạn 2-3 sao và cả 4-5 sao, tùy vào mức chi tiêu mà bạn có thể chọn chỗ phù hợp nhưng nên đặt phòng sớm trước 2-3 tháng để tránh bị giá quá cao hoặc hết phòng vì đây là điểm du lịch nổi tiếng nên thường xuyên "cháy" phòng khách sạn.


Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đãng (Ảnh:sưu tầm)

Với chuyến đi tiết kiệm, hostel với các mức giá dưới 100 tệ/đêm sẽ là lựa chọn không tồi. Khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn tầm trung sẽ có giá dao động trong khoảng 200 tệ - 300 tệ/đêm (khoảng 720.000 - 1.080.000 VNĐ/đêm) nhưng đồ đạc sẽ hơi cũ một chút. Còn nếu bạn muốn ở khách sạn có dịch vụ tốt hẳn, view đẹp thì có thể ở trong các khách sạn 4-5 sao với giá từ 400 tệ/đêm (khoảng 1.440.000 VNĐ/đêm).


Phòng nghỉ với view nhìn ra toàn cảnh Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

Bạn có thể tham khảo trên các trang đặt phòng uy tín như booking.com, tripadvisor hay agoda để có nhiều thông tin nếu đi tự túc nhé. Tuy nhiên đi Phượng Hoàng cổ trấn là một thị trấn miền núi, không nhiều người dân ở đây biết tiếng Anh, nếu bạn đi tự túc mà không biết tiếng Trung thì giao tiếp khá khó khăn, nhất là trong trường hợp có vấn đề với việc đặt phòng.

5. Nên đến Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa nào?

Bốn mùa ở Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào cũng đẹp, quanh năm bạn đều có thể đến đây. Để nói mùa nào đẹp nhất thì thật sự rất khó. Có người thích mùa đông lành lạnh, có người lại thích nắng hè ấm áp. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn mùa thích hợp để du ngoạn. 

5.1 Phượng Hoàng cổ trấn mùa hè

Với các bạn trẻ năng động, thích "sưởi nắng" thì mùa hè có lẽ sẽ là thời điểm đi thích hợp với bạn. Ban ngày nắng ấm áp soi chiếu óng ánh dòng Đà Giang nhưng không quá oi nóng như ở Việt Nam. Khi đêm về thì gió mát lại thổi vào.


(Ảnh: sưu tầm)

5.2 Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông

Mùa đông, trấn Phượng Hoàng nhưn chìm vào giấc ngủ đông, mang vẻ đẹp quyến rũ lạ kì. Tuyết phủ trắng những mái nhà, mái ngói cầu khiến nơi đây lặng lẽ hơn, không còn mang sự sôi động của những ngày hội hè.


Mùa đông ở Phượng Hoàng cổ trấn (Ảnh: sưu tầm)

Tháng 12 đến tháng 2 là mùa đông, thời tiết khá lạnh nhưng sẽ thích hợp với những bạn thích ngắm tuyết rơi và không thích nơi quá đông người.

5.3 Phượng Hoàng cổ trấn mùa xuân và mùa thu

Mùa xuân và mùa thu ở trấn Phượng Hoàng dễ chịu hơn cả. Xuân về cây lá đâm chồi, mang hương hoa thơm ngát phủ lên thị trấn nhỏ này. Sức sống như quay lại sau mùa đông lạnh giá. Đến mùa thu, những chiếc lá vàng bay nhè nhẹ rồi thả trôi theo dòng Đà Giang khiến những du khách có tâm hồn lãng mạn đều lưu luyến muốn ở lại nơi này.


Bầu không khí mát mẻ, trong lành (Ảnh: sưu tầm)

Bạn có thể đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vào khoảng tháng 3 đến tháng 11, thời tiết khá thuận lợi, không quá lạnh. Tuy nhiên vì đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong nên đây cũng là thời gian cao điểm, Trung Quốc cũng có những ngày nghỉ lễ lớn trong thời gian này nên sẽ không tránh được việc người người đổ dồn về đây. Tùy vào mỗi người mà có thể chọn cho mình thời gian đi thích hợp nhất để trải nghiệp được đầy đủ nhất vẻ đẹp của trấn cổ bình yên này.

6. Phượng Hoàng Cổ Trấn có gì đẹp?

Những ngôi nhà gỗ cổ với đèn lồng đỏ, đặc sản núi rừng hấp dẫn, những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn mà mỗi cây một vẻ soi bóng xuống Đà Giang cũng làm du khách phải xiêu lòng.

6.1 Sông Đà Giang - Dòng sông thơ mộng của trấn cổ

Trấn cổ Phượng Hoàng đã có từ ngàn năm trước, đồng hành cùng nơi đây là dòng sông Đà Giang êm dịu, phẳng lặng tựa như "nàng tiên sông" của vùng đất này. Màu xanh ngọc bích của Đà Giang luôn khiến khách du lịch mê mẩn, lưu luyến không muốn về. Dọc 2 bên bờ sông là những ngôi nhà cổ, là thành Bắc Môn, là hình ảnh người dân địa phương giặt giũ, rửa rau bắt cá, cười cười nói nói, mà chỉ khi ngồi thuyền hay đi bộ dọc bờ sông ta mới cảm nhận được hết vẻ yên bình nơi đây.


Sông Đà Giang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương trong nhiều thập kỷ (Ảnh:sưu tầm)

Khi trời trở lạnh, "nàng tiên sông" khoác chiếc áo sương mù, khẽ bay bay đầy huyền ảo, mị hoặc. Khi nắng lên, "nàng" đổi sang màu áo nhũ vàng óng ánh, rồi khi tuyết đông về "nàng" lại lặng lẽ ngắm tuyết rơi lên mình, lên từng mái nhà, cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn. 

Một điều nữa khiến dòng sông xinh đẹp hơn chính là những cây cầu nối 2 bờ, soi bóng xuống Đà Giang, mỗi cây cầu đều mang một vẻ đẹp riêng, ở đó cùng Đà Giang chứng kiến thăng trầm lịch sử, chứng kiến sinh hoạt thường ngày, trẻ con nô đùa, trai gái yêu đương... nơi trấn cổ này.

6.2 Check - in những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn 

Hồng Kiều (Cầu Hồng)

Cây cầu đầu tiên phải nhắc đến chính là Cầu Hồng Kiều (Rainbow bridge/ Hong qiao/虹桥) có nghĩa là cầu vồng. Cây cầu 2 tầng này được xây chắc chắn bằng đá và gỗ. Dù nhìn từ phía xa hay đi thuyền dưới chân cầu, du khách vẫn cảm nhận được sự to lớn, trầm mặc của cây cầu, như một chứng nhân lịch sử lặng lẽ ở đó suốt hơn 300 năm, cùng trấn Phượng Hoàng trải qua biết bao thăng trầm.


Hồng Kiều (Ảnh: sưu tầm)

Hồng Kiều trông như một căn lầu với 2 tầng có mái che, thành cầu chạm trổ phù điêu tinh xảo. Tầng 1 là lối đi nối 2 bờ và là nơi buôn bán đồ lưu niệm vào ban đêm, tầng 2 là nơi để ngắm cảnh, thưởng thức những bức thư pháp, tranh ảnh về Phượng Hoàng cổ trấn. Đứng trên lầu 2, du khách đi sẽ ngắm nhìn được toàn cảnh trấn cổ xinh đẹp. 

Tuyết Kiều (Cầu Tuyết)

Tuyết Kiều (Snow bridge/ Xue qiao/ 雪橋) là một trong bốn cây cầu “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” do họa sĩ đương đại xuất chúng Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế và bỏ vốn đầu tư.Trái ngược với sự vững trãi, sừng sững của Hồng Kiều chính là Tuyết Kiều. Cũng là kết cấu 2 tầng xây bằng đá và gỗ, nhưng Tuyết Kiều lại thanh thoát, nhẹ nhàng, trắng tinh khôi như nàng thơ của mùa đông.


Tuyết Kiều (Ảnh: sưu tầm)

Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011 và hoàn thành vào tháng 11/2012, họa sĩ đương đại Hoàng Ngọc Vĩnh đã "thổi hồn" vào cho cây cầu này vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ lại tuổi thơ của ông nơi trấn cổ Phượng Hoàng. Cùng với Tuyết Kiều thì Cầu Vụ, Cầu Phong, Cầu Vũ chính là 4 tác phẩm "Tuyết - Vũ - Vụ - Phong" mà họa sĩ này đã "vẽ" trên Đà Giang, khiến thị trấn nhỏ này mang dáng hình mà không ở nơi đâu có thể tìm thấy.

Vụ Kiều (Cầu Vụ)

Vụ Kiều (Fog bridge/ Wu qiao/ 雾橋) – cây cầu của sương mù. Những ngày trời mù sương, cây cầu như ẩn như hiện tựa ảo ảnh, thấp thoáng có bóng thuyền lướt trên mặt sông mà như đạp mây cưỡi gió, đưa du khách đến chốn tiên cảnh.


Vụ Kiều (Ảnh: sưu tầm)

Vụ Kiều được ví như cây cầu sương mù. Những ngày có sương, đứng nơi đây khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn sẽ cảm giác được sự ma mị, mê hoặc của những con thuyền độc mộc lặng lẽ lướt trên dòng sông, ẩn hiện trong sương sớm.

Phong Kiều – Cầu Gió

Phong Kiều (Wind bridge/ Feng qiao/ 风橋) có nghĩa là cầu gió, khác với Hồng kiều thì Phong kiều tạo được dấu ấn nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh. Trên nền rừng núi xanh ngắt xa xa và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ ngay phía sau, cây cầu nổi bật với nền đá trắng và mái nâu rêu phong, vừa hiên ngang phóng khoáng lại đượm chút trầm ngâm, thật phù hợp với cái tên của mình.


Phong Kiều (Ảnh: sưu tầm)

Đặc biệt, Phong kiều được thiết kế nổi bật với khu nhà ở giữa cầu là nơi để các du khách có thể dừng lại ngắm quang cảnh của cổ trấn, cây cầu nổi bật với nền đá trắng phản chiếu xuống làn nước xanh biếc của con sông Đà Giang

Cầu Đá Nhảy

Cầu Đá Nhảy là cây cầu nổi tiếng nhất với khách đi tour Phượng Hoàng. Không có mái, không có tầng, chỉ là những trụ đá xếp cách nhau một bước chân, đủ cho một người bước qua nhưng cũng đủ khiến du khách thấy thích thú.


Cầu đá nhảy trên sông (Ảnh:sưu tầm)

6.3 Phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn

Không chỉ có dòng Đà Giang làm mê lòng người mà những ngõ ngách, phố nhỏ ở trấn nhỏ này cũng khiến du khách si mê quên lối về.


Giữa những ngôi nhà còn giữ được nét cổ kính (Ảnh: sưu tầm)

Dạo quanh các khu phố cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách sẽ ngỡ ngàng như được trở về quá khứ, được hóa thân vào những bộ phim cổ trang bên những ngôi nhà cổ bằng gỗ, khắp các ngõ ngách treo đèn lồng đỏ, đường lát đá trắng tạo nên vẻ si mê, quyến luyến chẳng muốn bước ra.

6.4 Cổ Đông Môn

Cổ Đông Môn là một khu thắng cảnh nằm ở phía đông Phượng Hoàng cổ trấn. Là một trong bốn cổng thành ở Phượng Hoàng cổ trấn. Tháp Cổng Đông gần sông Đà Giang, được xây dựng vào năm 54 (1715) dưới thời trị vì của Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh (1616 sau Công nguyên-1911 sau Công nguyên).


Cổ Đông Môn (Ảnh: sưu tầm)

7. Ăn gì ở Phượng Hoàng cổ trấn?

Đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn rất phong phú. Các loại mì, tào phớ, thạch sương sáo, củ cải chua, bánh tép… đều là những món ăn vặt mang hương vị Tương Tây độc đáo, được bày bán ở các quán ven đường hoặc cửa hàng nhỏ. Bạn có thể vừa đi dạo phố cổ Phượng Hoàng vừa ăn.

7.1 Mì Phượng Hoàng

Mì Phượng Hoàng (凤凰米粉) có hai loại, một loại sợi tròn như bún thì hơi dai, sợi dẹt như phở thì mềm và mịn. Ngoài món mì bò cổ điển nhất còn có mì nội tạng bò, mì súp và mì ngan.


Mì Phượng Hoàng (Ảnh: sưu tầm)

Trước khi ăn có thể cho thêm củ cải chua, nụ bạch hoa hoặc ớt cắt nhỏ tùy khẩu vị. Nếu bạn ăn được ớt thì nên cho thêm ít ớt chua bản địa, hương vị sẽ thơm ngon hơn. Giá chung khoảng 10 - 20 tệ/bát (khoảng 70.000 VNĐ/bát). 

7.2 Kẹo gừng

Dạo quanh Phượng Hoàng cổ trấn trong tiết trời se lạnh, bạn sẽ muốn ăn một chút đồ ngòn ngọt, âm ấm đấy! Vậy thì hãy thử một viên kẹo gừng Phượng Hoàng (凤凰姜糖).


Kẹo gừng là món ăn rất thích hợp để làm quà cho người thân (Ảnh: sưu tầm)

Nó không chỉ giúp làm ấm bụng, ngăn ngừa cảm lạnh mà còn thích hợp làm một món quà đem về tặng người thân, bạn bè nữa đó. Kẹo gừng ở đây thường được chia thành các túi nhiều cỡ, giá từ 20 – 50 tệ/túi (khoảng 170.000 VNĐ/túi). 

7.3 Lẩu cá cay

Lấu cá cay được coi là đặc sản nổi tiếng nhất tại trấn Phượng Hoàng. Được chế biến từ những mẻ cá mới đánh bắt trên sông Đà Giang nên món ăn có vị ngọt, thanh vô cùng đặc trưng. Lẩu cá cay thường được ăn cùng cơm trắng và sẽ ngon hơn nếu gọi thêm một phần rau xào.


Lấu cá cay là đặc sản nổi tiếng tại Phượng Hoàng cố trấn (Ảnh: sưu tầm)

7.4 Bánh tép Phượng Hoàng cổ trấn

Chỉ với 5 tệ (khoảng 18.000 VNĐ) bạn đã có ngay một chiếc bánh tép (活虾现炸) giòn thơm nóng hôi hổi được làm từ tép tươi vớt từ Đà Giang, trộn cùng trứng và bột, rắc thêm chút hành và ớt cho thêm mùi vị.


(Ảnh: sưu tầm)

7.5 Thịt vịt Tây Tương

Một trong những món ăn du khách không thể bỏ lỡ khi đến Phượng Hoàng là món vịt Tây Tương.


Thịt vịt Tây Tương được chế biến với màu sắc hấp dẫn (Ảnh: sưu tầm)

Vị ngọt, mềm của thịt vịt hòa quyện với vị cay nồng, hơi mặn cùng mùi thơm của các gia vị gừng, hành tây và rượu sẽ khiến bạn lưu luyến mãi không thôi. Đã vậy món ăn còn có màu sắc bắt mắt khi nấu cùng các loại ớt xanh, đỏ.

7.6 Vịt hầm tiết

Xôi tiết vịt hay vịt hầm tiết (血粑鸭) là một trong những món ăn đặc sản ở Phượng Hoàng cổ trấn và thậm chí là của cả phía Tây Hồ Nam, nhất định phải thử khi đến Phượng Hoàng. Món này ở thành cổ Phượng Hoàng thường được bán nhiều cỡ lớn nhỏ, dao động từ khoảng 30 - 70 tệ (khoảng 250.000 VNĐ).


Vịt hầm tiết gạo nếp được chế biến cầu kì, mang đến hương vị vô cùng mới lạ (Ảnh: sưu tầm)

Đây là món ăn yêu cầu sự tỉ mỉ cao. Gạo nếp được ngâm qua đêm cho nở, vớt ra để ráo rồi trộn cùng tiết sống trước khi đánh tiết và đem đi cách thủy. Gạo nếp sau khi chín, hút hết nước tiết thì được cắt thành từng miếng nhỏ, đem đi chiên giòn. Thịt vịt được sơ chế sạch sẽ, được ninh nhừ cùng một số gia vị đặc trưng của người Trung Quốc rồi người ta mới thả xôi tiết chiên giòn vào. Một bát vịt hầm tiết sau đó sẽ có vị ngọt của thịt vịt, vị bùi bùi của gạo nếp cùng vị thơm của tiết.

8. Cần chú ý những gì trước khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn?

- Giày: chọn giày thể thao, giày đi bộ, giày đế bằng, giày vải vì bạn sẽ đi bộ là chủ yếu. Mang những loại giày khác sẽ rất đau chân đấy.

- Thuốc: bạn nào cẩn thận thì nên mang theo thuốc, PYS Travel khuyên là nên mang vì thay đổi môi trường sợ sẽ không thích ứng kịp. Một số loại thuốc như: thuốc chống say xe, thuốc cảm, thuốc đau bụng,…

- Sạc dự phòng, ổ điện (ổ điện Trung Quốc thường có 3 chấu nên bạn hãy chuẩn bị ổ điện nối), khăn giấy khô và ướt (phải mang vì các nhà vệ sinh ở khu du lịch không có vòi nước đâu).

- Sim điện thoại: bạn mua ở Việt Nam trước, giá khoảng gần 200.000 VNĐ và cài app VPN Master, kết nối để sử dụng mạng.

- Tiền tệ: bạn nên đổi sang tiền Nhân Dân Tệ ở các ngân hàng tại Việt Nam trước khi qua Trung Quốc.

- Có rất nhiều người sẽ mời chào bạn thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh với giá chung là 5 tệ/ bộ (khoảng 18.000 VNĐ/ bộ) tuy nhiên bạn có thể mặc cả còn 2 tệ/ bộ (khoảng 7.200 VNĐ/bộ). Còn tết tóc bím là 1 tệ/ sợi (khoảng 3.600 VNĐ/sợi).

- Luôn luôn phải trả giá khi hỏi mua một món hàng nào đó. Để không bị hớ, bạn nên mặc cả thấp hơn 30-50% . 

- Thời tiết ở Phượng Hoàng khá là ổn tuy nhiên bạn vẫn nên mang theo áo khoác ấm (nếu đi vào mùa lạnh) vì ban đêm nhiệt độ sẽ xuống rất thấp. Còn vào mùa nóng cũng nên thủ sẵn áo choàng mỏng hoặc có thể mua khăn choàng được bán rất nhiều ở dọc bờ sông. Quan trọng là đừng để bị ốm vì ở nơi xa lạ, không ai muốn mình rơi vào tình cảnh ốm đau, mất vui cả cuộc hành trình. 

- Ngoài ra, bạn có thể đem theo một ít muối vừng, ruốc, lon cháo, cháo ăn liền, mì gói... nếu không quen đồ Trung nhiều dầu mỡ, cay nóng nhé.

- Đã đi chơi thì chắc chắn phải có quà mang về rồi. Đến Phượng Hoàng trấn, bạn có thể mua kẹo gừng, kẹo lạc đặc sản Hồ Nam, cá khô, thịt lợn khô, áo choàng in thổ cẩm,... 

Phượng Hoàng cổ trấn sở hữu núi non hùng vĩ, mang đến ấn tượng khác lạ từ dãy nhà gỗ cũ kỹ nằm trong những con hẻm sâu hun hút. Nơi đây là một trong những địa điểm check-in hot nhất trên mạng xã hội, hãy thu dọp hành lý của bạn và đến với Phượng Hoàng cổ trấn để ngắm nhìn cổ trấn nghìn năm tuổi này thôi!

Một số Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn - Trương Gia Giới hiện có ở PYS Travel:

Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Hà Nội 6 ngày 5 đêm

Tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM 6 ngày 5 đêm

Tour Trương Gia Giới từ Hà Nội 6 ngày 5 đêm

Tour Phượng Hoàng Cố Trấn từ Hà Nội 5 ngày 4 đêm

Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn từ HCM 5 ngày 4 đêm

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn