Bạn đang có kế hoạch khám phá nước Úc nhưng không biết xin visa ở đâu, hoặc còn đang băn khoăn về các khâu chuẩn bị hồ sơ làm visa Úc như thế nào để có xác suất đậu cao. Hãy đọc ngay những kinh nghiệm xin visa Úc mà PYS Travel chia sẻ dưới đây để hành trình làm visa Úc trở nên dễ dàng hơn.
Công dân Việt Nam bắt buộc phải có tấm visa Úc hợp lệ thì mới được nhập cảnh vào Úc. Tuy nhiên việc sở hữu một tấm visa Úc không phải điều dễ dàng, do những yêu cầu nghiêm ngặt về hồ sơ, giấy tờ, quy trình thủ tục và Luật nhập cư Úc khá phức tạp. Dưới đây là những kinh nghiệm xin visa Úc chi tiết và hữu ích giúp bạn tăng tỷ lệ đậu visa.
Visa (có nghĩa thị thực hay thị thực xuất nhập cảnh) là bằng chứng nhằm xác nhận việc một người nào đó có quyền nhập cảnh hoặc xuất cảnh hợp pháp ở quốc gia cấp thị thực, có thể được dán lên hộ chiếu hoặc là visa rời.
(Ảnh: sưu tầm)
Như vậy, visa Úc là bằng chứng cho phép người mang visa được nhập cảnh và lưu trú tại Úc trong một khoảng thời gian nhất định. Visa Úc là loại visa rời, tức bạn sẽ được gửi file mềm qua email nếu hồ sơ xin visa được duyệt.
Việc quan trọng đầu tiên khi bạn muốn xin visa Úc là phải xác định chính xác diện thị thực bạn muốn xin. Hiện nay có nhiều diện visa Úc với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, một số diện visa Úc phổ biến nhất hiện nay là:
Visa du lịch Úc (Visa 600 – Tourist stream) là thị thực cho phép bạn sang Úc để du lịch, tham quan và tham gia các hoạt động giải trí tại Úc. Đây là visa ngắn hạn và thời hạn cụ thể từ 3-12 tháng, số lần nhập cảnh là 1 hoặc nhiều lần với thời gian cư trú tối đa mỗi lần là 3 tháng.
(Ảnh: sưu tầm)
Visa thăm thân Úc (Visa 600 – Tourist stream) là thị thực dành riêng cho những ai có ý định đến Úc thăm người thân, họ hàng hay bạn bè,…mà không có ý định làm việc.
Tương tự với visa du lịch Úc, thị thực thăm thân cũng có thời hạn từ 3 - 12 tháng, thời gian lưu trú tối đa mỗi lần nhập cảnh là 3 tháng và có thể nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần. Tuy nhiên, quyền lợi, điều kiện và hồ sơ thủ tục theo diện visa Úc thăm thân vẫn có điểm khác biệt.
Visa công tác Úc (Visa 600 – Business visitor stream) là thị thực ngắn hạn dành riêng cho các doanh nghiệp có nhu cầu đến Úc công tác bao gồm: đi khảo sát thị trường, đàm phán hợp đồng, chuyến thăm của chính phủ, tham gia hội thảo,…mà không làm việc tại Úc.
Sở hữu visa công tác bạn có thể nhập cảnh 1 lần, nhiều lần vào Úc, mỗi lần được phép lưu trú tối đa 3 tháng với thời hiệu có thể lên đến 3 năm.
Visa tạm thời sau khi tốt nghiệp (hay còn gọi là visa 485 Úc – Graduate Temporary Visa). Đây là loại visa mà Chính phủ úc dành cấp cho các sinh viên quốc tế đã hoàn thành 1 khóa học ít nhất 2 năm của một trường tại Úc, và sau khi ra trường, những người này mong muốn có nhu cầu ở lại Úc để tìm kiếm cơ hội nâng cao kiến thức và kinh nghiệm.
(Ảnh: sưu tầm)
Với loại visa Úc này, người sở hữu được đi làm toàn thời gian tại Úc, có quyền xuất nhập cảnh Úc không giới hạn trong suốt thời hạn visa của mình, và còn có cơ hội để tìm kiếm cho mình một cách cửa định cư Úc.
Visa 491 chính là visa 489 bị bãi bỏ (từ ngày 16.11.2019). Visa 491 của Úc (Skilled Work Regional visa – subclass 491) là visa diện tay nghề vùng miền. Thị thực này cho phép những người lao động có kỹ năng và gia đình họ tạm trú tại các khu vực được chỉ định của Úc. Điều kiện là người lao động phải được đề cử bởi Chính phủ của tiểu bang, vùng lãnh thổ Úc, hoặc người thân là thường trú nhân/công dân Úc.
(Ảnh: sưu tầm)
Khi giữ visa này, đương đơn được tiếp tục ở Úc bằng cách khởi nghiệp với số vốn khiêm tốn, từ đó tiến đến định cư Úc lâu dài. Cũng vì thế, visa 491 – SBO được người Việt gọi là visa 491 diện chủ cơ sở kinh doanh nhỏ. Nếu giữ visa 491 được 3 năm và tích lũy đủ điều kiện, đương đơn có thể xin visa 191 để định cư Úc.
Visa 189 Úc (Skilled Independent visa - subclass 189) là thị thực thuộc nhóm visa tay nghề độc lập của Úc. Đây là thị thực thường trú dành cho công dân nước ngoài có kỹ năng tay nghề cao muốn sống và làm việc tại Úc dựa vào thang điểm di trú đã đạt được. Đặc biệt, visa 189 không yêu cầu đương đơn phải được chính quyền tiểu bang và các chủ doanh nghiệp đề cử.
(Ảnh: sưu tầm)
Sở hữu visa 189 bạn sẽ được cư trú và làm việc ở Úc vĩnh viễn, được học tập ở bất cứ đâu tại Úc và được du lịch trong ngoài nước Úc tự do trong 5 năm. Sau mỗi 5 năm, đương đơn cần gia hạn thường trú (Resident Return visa – RRV) để tiếp tục. Nếu thỏa điều kiện, đương đơn có thể xin nhập quốc tịch Úc để trở thành công dân Úc và bảo lãnh người thân đến Úc cư trú.
Visa 190 Úc (Skilled Nominated visa – subclass 190) là một thị thực thuộc nhóm visa tay nghề Úc. Đây là visa giúp người lao động và nước ngoài đến Úc làm việc và định cư. Để xin được loại visa nay đương đơn phải được Chính phủ tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ tại Úc đề cử. Ngành nghề của bạn cũng phải nằm trong danh sách nghề của Úc.
(Ảnh: sưu tầm)
Visa Úc 190 cho phép đương đơn được lưu trú ở Úc với tư cách là thường trú nhân; được làm việc và tham gia học tập tại Úc; được ghi danh vào các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Úc; được tự do du lịch trong và ngoài nước Úc trong 5 năm; được bảo lãnh thân nhân sang Úc và có thể trở thành công dân Úc nếu thỏa mãn điều kiện.
Visa 457 là dạng visa tạm trú dành cho người lao động nước ngoài đến Úc làm việc, sau 2 – 4 năm sẽ có cơ hội được định cư Úc cho bản thân lẫn gia đình. Việc có visa 457 là bước đầu tiên giúp đương đơn có đủ điều kiện xin visa thường trú theo diện được chủ doanh nghiệp chỉ định (visa 186).
Để được cấp visa 457 Úc bạn cũng phải đáp ứng các điều kiện như: làm việc tại các vị trí được chỉ định, cho doanh nghiệp đã chỉ định công việc cho bạn. Đặc biệt bạn không được phép tạm dừng công việc quá 90 ngày liên tục.
Visa 462 - Visa Úc diện Lao động kết hợp kỳ nghỉ là visa tạm trú dành cho công dân trẻ của một số quốc gia được Bộ di trú Úc chỉ định. Có visa Úc 462 bạn sẽ được quyền vừa du lịch vừa làm việc hưởng lương tại Úc trong 1 năm và có thể gia hạn visa thêm 2 lần nếu thỏa mãn các điều kiện.
(Ảnh: sưu tầm)
Lợi ích của visa 462 Úc còn được thể hiện cụ thể ở việc bạn được:
- Cư trú ở Úc 12 tháng
- Được tham gia học tập trong 04 tháng
- Được tự do du lịch trong và ngoài nước Úc trong thời hạn của visa
- Nộp hồ sơ xin thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ thứ hai hoặc thứ ba nếu đã hoàn thành một số công việc cụ thể tại một số địa phương, vùng miền của Úc
Visa du học Úc (hay còn gọi là visa 500 Úc): Đây là loại visa được cấp cho sinh viên quốc tế muốn đi học toàn thời gian tại các trường học được chứng nhận tại Úc. Để xin loại visa du học Úc này, sinh viên phải đã đăng ký và có giấy báo nhập học tại một trường của Úc; phải cung cấp được kế hoạch tài chính chi tiết trong suốt quãng thời gian du học tại Úc nếu chưa đủ 18 tuổi; đáp ứng được các yêu cầu về bảo hiểm sức khỏe dành cho các du học sinh,…
(Ảnh: sưu tầm)
Với loại visa này, du học sinh và gia đình đi cùng được đi làm thêm với một số giờ nhất định là 20 giờ mỗi tuần nếu đang theo học chương trình dưới Thạc Sĩ, hoặc không bị giới hạn thời gian nếu đang theo học trường trình Thạc Sĩ Nghiên Cứu và Tiến Sĩ.
Visa giám hộ học sinh Úc (hay còn gọi là visa 590 Úc): đây là loại visa giám hộ dành cho cha/mẹ có con dưới 18 tuổi đi du học Úc. Visa này hết hạn khi visa du học của học sinh hết hạn hoặc khi học sinh đủ 18 tuổi (tùy thời điểm đến trước).
Người được cấp visa Subclass 590 có quyền được sống và học tập tại Úc nhưng không được làm việc tại Úc. Để đậu loại visa này, điều quan trọng nhất là bạn phải chứng minh được khả năng tài chính của bản thân.
Visa 300 là thị thực tạm trú dành cho người nộp đơn ở trong hoặc ngoài nước Úc. Visa này cho phép công dân Úc/thường trú dân Úc/công dân New Zealand đủ điều kiện được bảo lãnh hôn phu/ hôn thê của mình đến Úc để kết hôn.
(Ảnh: sưu tầm)
Quan trọng nhất để được sở hữu visa Úc 300 đương đơn và người bảo lãnh phải thật sự biết và gặp gỡ nhau trên 6 tháng, phải bên nhau dựa trên sự tự nguyện và tình yêu; bạn phải trên 18 tuổi và phải kết hôn trong thời hạn 15 tháng theo diện visa 300,…
Visa 820 (partner visa – subclass 820) là visa tạm trú diện kết hôn. Người xin visa phải có mối quan hệ vợ chồng hoặc như vợ chồng phải từ 1 năm trở lên. Hơn nữa, người nộp đơn phải ở trong nước Úc tại thời điểm nộp đơn.
Visa 143 Úc (contributory parent visa – subclass 143) là thị thực bảo lãnh cha mẹ định cư Úc theo diện đóng tiền. Khi sở hữu visa 143, người được bảo lãnh sẽ sống ở Úc với con cháu lâu dài như một thường trú nhân hay công dân Úc và nhập quốc tịch Úc ngay khi thỏa mãn các điều kiện.
(Ảnh: sưu tầm)
Để được cấp visa 143 Úc thành công, không chỉ người bảo lãnh, mà người được bảo lãnh và người đi kèm (nếu có) cũng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về lý lịch, sức khỏe và tài chính.
Công dân Việt Nam có nhu cầu muốn quá cảnh tại Úc để đến một đất nước khác hoặc quá cảnh qua Úc để lên tàu tham gia thủy thủ đoàn thì bắt buộc phải xin visa transit Úc, hay còn gọi là visa quá cảnh.
Sở hữu visa Transit Úc bạn được phép quá cảnh tại Úc trong thời gian không quá 72 giờ khi chờ đợi để khởi hành bằng đường hàng không hoặc 5 ngày nếu bạn là người có thị thực Thuyền viên và rời đi bằng đường biển.
Trước khi nộp hồ sơ bạn cần bỏ túi những lưu ý quan trọng như sau:
- Nếu nộp hồ sơ trực tuyến bạn có thể cung cấp bản scan màu từ giấy tờ gốc mà không cần photo công chứng.
- Nếu nộp hồ sơ giấy bạn cần cung cấp bản photo công chứng (từ 6 tháng trở lại) tất cả giấy tờ không phải là bản gốc.
- Bạn không cần nộp bản dịch của những giấy tờ bằng tiếng Việt. Những giấy tờ bằng ngôn ngữ khác nộp trong hồ sơ phải được đính kèm cùng bản dịch công chứng tiếng Anh.
(Ảnh: sưu tầm)
Hồ sơ cần đầy đủ và có tính chính xác cao. Nếu phát hiện bạn khai man hay không trung thực hồ sơ của bạn có thể bị lợi ngay lập tức. Trọn bộ hồ sơ xin visa Úc như sau:
- Hồ sơ cá nhân: Tờ khai xin visa Úc, Hộ chiếu gốc còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng, 2 ảnh thẻ, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
- Hồ sơ chứng minh tài chính – tài sản: Sổ tiết kiệm có giá trị từ 5000$, Xác nhận số dư tài khoản của sổ tiết kiệm (nếu có), Giấy xác nhận số dư Sổ tiết kiệm bản gốc + sổ tiết kiệm, Giấy tờ sở hữu nhà đất, xe hơi, cổ phiếu, … (nếu có)
- Hồ sơ chứng minh công việc: Bảng lương (nếu nhận lương bằng tiền mặt) hoặc Sao kê tài khoản nhận lương (nếu nhận lương qua hình thức chuyển khoản) trong 3 tháng gần nhất hoặc giấy phép kinh doanh (đối với doanh nghiệp)
- Giấy tờ chứng minh kế hoạch đi Úc để xin visa: Giấy xác nhận vé máy bay du lịch Úc khứ hồi, Giấy xác nhận đăng ký khách sạn
Xin visa Úc bạn cần chuẩn nộp các khoản phí sau:
- Phí thị thực nộp cho Đại sứ quán: Dù xin visa 600 Úc với mục đích nào đi chăng nữa thì lệ phí xin visa đều là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Từ ngày 01/07/2023, Bộ Di trú Úc đã áp dụng mức phí mới đối với visa 600, cụ thể là:
Các loại phí | Lệ phí |
Phí thị thực | 190 AUD ~ 3.050.000 VND (mức cũ: 150 AUD) |
- Phí dịch vụ nộp cho Trung tâm VFS Global Úc: 272.500 VNĐ/hồ sơ
- Phí dịch vụ bổ sung tại Trung tâm VFS Global Úc (nếu lựa chọn sử dụng)
Phí thị thực phải được thanh toán online khi bạn nộp hồ sơ xin visa Úc online. Do đó, trước khi nộp hồ sơ, bạn phải đảm bảo mình có Thẻ Tín dụng và trong thẻ đủ số tiền phí visa này. Đặc biệt, phí thị thực được thanh toán bằng đồng Đôla Úc. Mức phí bằng đồng VND chỉ mang tính tham khảo, và có thể thay đổi theo tỷ giá tại thời điểm nộp phí thị thực Úc online.
Bạn muốn làm visa Úc 600, nhưng chưa biết xin visa Úc mất bao lâu? Bảng dưới đây là thời gian xét duyệt mới nhất mà Bộ Di trú Úc vừa cập nhật theo trung bình thời gian xử lý hồ sơ xin thị thực Úc tại Việt Nam:
Số hồ sơ | Tourist stream(Visa du lịch diện tự túc) | Sponsored family stream(Visa du lịch diện thăm thân Úc) | Business visitor stream(Visa du lịch kết hợp công tác) |
75% số hồ sơ xin visa được cấp | 26 ngày | 45 ngày | 09 ngày |
90% số hồ sơ xin visa được cấp | 37 ngày | 50 ngày | 25 ngày |
Một số kinh nghiệm xin visa Úc mà bạn cần biết để thành công đậu visa Úc mà bạn cần biết chính xác là:
(Ảnh: sưu tầm)
- Tìm hiểu rõ ràng, chi tiết loại thị thực bạn đang xin. Bao gồm các điều kiện và yêu cầu cần thiết, để đảm bảo đúng mục đích chuyến đi đến Úc.
- Hãy chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, giấy tờ cần thiết và sắp xếp chúng một cách khoa học nhất. Điều này giúp ghi điểm trong mắt viên chức lãnh sự hơn đấy.
- Cung cấp lịch sử du lịch của bản thân để có thể giúp rút ngắn thời gian nộp đơn và nâng cao cơ hội xin đậu thị thực Úc.
- Đặt lịch hẹn trực tuyến và thường xuyên theo dõi phản hồi của lãnh sự quán. Nếu thấy bất kỳ yêu cầu nào, nên hoàn thành yêu cầu đó nhanh chóng.
- Hãy tự tin đến phỏng vấn (nếu có), chuẩn bị cho những câu hỏi mà bạn có thể được hỏi và trả lời chúng một cách trung thực, lưu loát.
- Tránh cung cấp thông tin sai lệch hoặc bịa đặt trong hồ sơ của bạn. Nếu bạn bị phát hiện đã cung cấp thông tin sai lệch hoặc bịa đặt, giả mạo. Đơn xin thị thực của bạn có thể bị từ chối và bạn có thể không được phép nộp đơn xin visa Úc trong tương lai.
Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng những thông tin, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm xin visa Úc trên sẽ giúp bạn thành công sở hữu tấm visa Úc. Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi về visa Úc nào, bạn hãy liên hệ PYS Travel để được giải đáp nhanh nhất, chính xác nhé.
<Nếu bạn vẫn còn vấn đề khác, vui lòng liên hệ PYS Travel để được giải đáp: 02473075060 (Hà Nội) hoặc 02873075060 (HCM) |
Bản Quyền Hình Ảnh
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: //dalphon.com/ban-quyen-hinh-anh
Tour nổi bật tại Australia - Úc
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
Có thể bạn quan tâm
07:25 23/02/2024
08:20 23/02/2024
01:57 23/02/2024
07:25 23/02/2024
08:20 23/02/2024
01:57 23/02/2024
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn