Win88 cổng game quốc tế - GameLoop chính thức

Tổ chức Team building "Học mà chơi, chơi mà học" dành cho học sinh

29/03/2024

Tổ chức team building học sinh để nâng cao kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên đang được rất nhiều trường học, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy tổ chức team building học sinh như thế nào, ý nghĩa ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của PYS Travel để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

I. Ý nghĩa của chương trình team building cho học sinh

Xét về nghĩa tiếng Việt, team building có thể được hiểu đơn giản là “xây dựng đội nhóm”. Đây là một trong những hoạt động quen thuộc trong môi trường làm việc, mang đến những trải nghiệm thực tế, tạo ra những tình huống và thử thách để từ đó có những bài học và kinh nghiệm mới. Mục đích chính của hoạt động này là điều chỉnh thái độ và hành vi, tạo ra sự hài hòa và phù hợp với lợi ích chung.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, việc tổ chức team building sẽ là động lực tăng cường sự gắn kết và tinh thần đồng đội giữa nhân sự công ty. Hiện nay, các hoạt động giải trí đội nhóm trở nên phổ biến cũng đã góp phần to lớn vào sự phát triển không ngừng của ngành du lịch – lữ hành tại Việt Nam. 

Team building có lợi ích rất lớn cho học sinh
Team building có lợi ích rất lớn cho học sinh (Ảnh: PYS Travel)

Team building học sinh có thể hiểu là các chương trình team building thông thường. Tuy nhiên chúng được điều chỉnh các hoạt động và trò chơi sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thường các hoạt động trong một chương trình team building học sinh sẽ hướng đến việc phát triển các kỹ năng mềm cho trẻ. Bên cạnh đó là xây dựng một sân chơi lành mạnh giúp trẻ phát triển tốt hơn cả về vật chất lẫn trí tuệ.

II. Lợi ích của team building dành cho học sinh

1. Nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm

Tham gia Team Building là cơ hội để các em học sinh giao tiếp, vui chơi thoải mái, đoàn kết hỗ trợ nhau cùng tiến lên. Các trò chơi trong team building yêu cầu mỗi đội phải gắn kết với nhau cùng thảo luận để tìm cách vượt qua các thử thách, cùng đồng thuận, gắn kết và hóa giải các mâu thuẫn nảy sinh từ đó trở thành một khối thống nhất vững chắc và đoàn kết nhất. Có thể nói, những hoạt động, thử thách trong chương trình chính là chìa khóa tốt nhất để mọi người mở lòng hơn từ đó thiết lập, củng cố và gắn kết các mối quan hệ.

team building Nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm
(Ảnh: PYS Travel)

2. Phát triển các kỹ năng mềm, tính độc lập

Việc tham gia các chương trình Team Building ngoài trời còn giúp cho các em học sinh phát triển được các kỹ năng sống/ kỹ năng mềm. Thông qua những trò chơi tập thể, các em học sinh có thể học cách làm việc theo nhóm, tự tin phát biểu ý kiến, tập làm quen với việc lập kế hoạch và thực hiện triển khai các mục tiêu đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm về phối hợp, quản lý, xử lý tình huống.

team building Phát triển các kỹ năng mềm, tính độc lập cho học sinh
(Ảnh: PYS Travel)

Đặc biệt mỗi trò chơi trong team building đều giới hạn thời gian và yêu cầu các đội chơi phải thực hiện phần thử thách trong khoảng thời gian đó. Với các em học sinh, kỹ năng phân chia và quản lý thời gian rất quan trọng, cần được rèn luyện thường xuyên. Team Building là phương pháp huấn luyện kỹ năng này rất tốt, vừa không bị cứng nhắc, lý thuyết, lại vừa linh hoạt và thú vị nên rất dễ tiếp thu.

3. Giúp học sinh tự tin và lãnh đạo

Trong quá trình hòa mình vào các trò chơi thú vị, bên cạnh những người bạn thân thiết, các bạn nhỏ sẽ được gạt bỏ đi những rào cản hay tự ti thường ngày. Từ đó dần trở nên cởi mở và tự tin thể hiện bản thân nhiều hơn. Điều này còn được thể hiện qua việc trẻ tự tin lãnh đạo, đưa ra các sáng kiến để vượt qua thử thách, xung phong tham gia các thử thách đầu tiên, chủ động trao đổi với đồng đội,...

4. Rèn luyện thể chất cho học sinh

Một trong những lợi ích không thể không kể đến đó chính là giúp rèn luyện thể chất cho trẻ. Các trò chơi team building vẫn luôn ưu tiên các trò chơi vận động và rèn luyện thể chất. Mặc dù các trò chơi vận động đều được chọn kỹ lưỡng để phù hợp với lứa tuổi học sinh, thế nhưng đây vẫn là một cách để rèn luyện thể chất  tốt cho trẻ.

Team building rất có ích cho việc nâng cao thể chất cho học sinh
Team building rất có ích cho việc nâng cao thể chất cho học sinh (Ảnh: PYS Travel)

Tham khảo thêm 5 lợi ích của việc tổ chức team building trọn gói

III. Các bước tổ chức team building cho học sinh

1. Xác định mục tiêu

Mục tiêu của hoạt động Team building cần được xác định cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, khả năng và sở thích của học sinh. Việc lựa chọn mục tiêu phù hợp sẽ giúp học sinh đạt được những lợi ích thiết thực và có những trải nghiệm ý nghĩa trong suốt chương trình. 

Xác định mục tiêu team building
(Ảnh: PYS Travel)

2. Chọn địa điểm và thời gian

Địa điểm tổ chức cần phải lựa chọn rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo không gian vui chơi cho các em. Cần có quy định về khoảng cách di chuyển, không nên chọn những địa điểm ở quá xa để đảm bảo sức khỏe cho các em tham gia các trò chơi. Có thể tổ chức ở các trang trại, đồng quê,… những nơi có bãi sân ngoài trời sẽ phát huy tối đa khả năng tập trung và sáng tạo của bé.

Ngoài ra, những địa điểm gắn liền với các di lịch sử hoặc truyền thống văn hóa dân tộc cũng là một trong những địa điểm thú vị giúp các em có thêm hiểu biết về lịch sử, nuôi dưỡng tình yêu nước và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc.

Không nên tổ chức các hoạt động ở những địa hình hiểm trở, đường đi khó khăn, dưới thời tiết nắng nóng quá lâu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. 

Khi tổ chức cần lưu ý nơi tổ chức không để chơi dưới trời nắng quá lâu thời gian các trò chơi sắp xếp hợp lý phù hợp với sức của trẻ.

3. Thiết kế hoạt động

Thiết kế hoạt động team building cho học sinh cần đảm bảo tính giáo dục, giải trí và rèn luyện kỹ năng. Các hoạt động cần được lựa chọn phù hợp với mục tiêu, lứa tuổi và khả năng của học sinh. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức chu đáo sẽ giúp chương trình team building đạt được hiệu quả cao nhất.

Thiết kế hoạt động team building
(Ảnh: PYS Travel)

4. Chuẩn bị kế hoạch và vật dụng 

4.1. Các dụng cụ team building cần thiết cho chương trình có sân khấu

Sân khấu: Tùy theo quy mô tổ chức mà doanh nghiệp có thể thiết kế và dựng sân khấu to hoặc nhỏ. Nếu doanh nghiệp tổ chức team building lớn kết hợp với các chương trình văn nghệ, trao giải thưởng thì sân khấu là dụng cụ không thể thiếu. Không chỉ vậy, sân khấu phải chắc chắn, đủ rộng để làm nơi diễn ra các trò chơi team building đơn giản. Nếu doanh nghiệp tổ chức chương trình với quy mô nhỏ, thì chỉ cần thiết kế và dựng sân khấu nhỏ tương đương là ổn.

Các dụng cụ team building cần thiết cho chương trình có sân khấu
(Ảnh: PYS Travel)

Màn hình LED, máy chiếu: Với các sự kiện có quy mô lớn, nhất là các doanh nghiệp có số lượng nhân viên hơn 100 người, Những sự kiện đó đòi hỏi dụng cụ team building màn hình LED hay máy chiếu phải phù hợp, có độ lớn tương đương với sân khấu và có chất lượng tốt.  Sự kiện càng đông người thì doanh nghiệp càng cần phải chuẩn bị màn hình LED sao cho sắc nét nhất có thể. Không chỉ vậy, màn hình LED và máy chiếu dành cho các sự kiện team building ngoài trời càng phải bền để phòng tránh sự cố thời tiết. 

Đèn sân khấu, thiết bị âm thanh ánh sáng: Nếu sự kiện có quy mô lớn, sân khấu lớn thì không thể thiếu dụng cụ team building đèn và các thiết bị âm thanh ánh sáng. Đèn sân khấu còn có nhiều loại tuy nhiên với sự kiện team building thì doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi chọn những loại đèn chuyên nghiệp. 

Thiết bị dịch đa ngôn ngữ, micro không dây: Sự kiện team building có sử dụng sân khấu sẽ luôn cần đến micro không dây. Bên cạnh đó, thiết bị đa ngôn ngữ cũng cần được trang bị trong sự kiện team building đặc biệt là các công ty, tập đoàn đa quốc gia. 

4.2. Các dụng cụ team building phục vụ các trò chơi tập thể trong sự kiện team building 

Bên cạnh các dụng cụ giúp thiết kế và hỗ trợ dựng sân khấu thì nhà tổ chức có thể tìm hiểu thêm một số dụng cụ team building khác dành riêng cho các trò chơi tập thể. 

Các đồ chơi team building đó có thể được kể đến như: bóng lớn, bóng hơi, cổng hơi, cà kheo, bộ ném còn, lưới địa đạo, mạng nhện, cung tên, pháo, bánh xe bạt, bóng nhựa, sọt nhựa,... Các dụng cụ này đều có thể tìm thấy ở những nơi bán dụng cụ team building.

Tùy trò chơi, hoạt động của team building để chuẩn bị dụng cụ phù hợp
Tùy trò chơi, hoạt động của team building để chuẩn bị dụng cụ phù hợp (Ảnh: PYS Travel)

Nhìn chung, đa số các trò chơi tập thể đều cần có những dụng cụ hỗ trợ. Thế nhưng nếu người tổ chức không thể tự chuẩn bị hết tất cả các dụng cụ team building đó thì có thể liên hệ đến các đơn vị chuyên tổ chức sự kiện, đặc biệt là các đơn vị có kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi tập thể. 

5. Điều hành và giám sát

Trước khi lên kế hoạch tổ chức bạn cần xác định rõ trò chơi, số người và có sự sắp xếp riêng cho từng vị trí. Từ đó lập kế hoạch, phân công vai trò và nhiệm vụ của các bộ phận thầy cô trong nhà trường,… sao cho quản lý chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho các em.

Mọi người cần làm việc ăn khớp để có được tính thống nhất mới có thể hướng tới chương trình team building thành công nhất. 

Vì các em còn nhỏ nên cần nhiều người giám sát hơn
Vì các em còn nhỏ nên cần nhiều người giám sát hơn (Ảnh: PYS Travel)

6. Đánh giá và phản hồi cho phụ huynh

Sau khi chương trình kết thúc, thu thập phản hồi từ học sinh và giáo viên để đánh giá hiệu quả của chương trình và tìm hiểu những điểm cần cải thiện trong tương lai. Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm phản hồi cho phụ huynh về buổi team building đó diễn ra như thế nào, các em đã bộc lộ được điều gì thông qua đó.

Nhà trường rất khuyến khích phụ huynh đi cùng con khi tham gia team building
Nhà trường rất khuyến khích phụ huynh đi cùng con khi tham gia team building (Ảnh: PYS Travel)

Bạn có thể tham khảo thêm Gợi ý 7 địa điểm tổ chức team building gần Hà Nội

III. Các hoạt động trong Team building dành cho học sinh

1. Trò chơi “Đấm- Bóp-Xoa”

Tất cả mọi người khi tham gia xếp thành hàng dọc, hoặc hàng ngang. Khi MC hô, “đấm lưng, đấm lưng” thì người đằng sau đấm lưng cho người phía trước. MC hô xoa lưng, bóp vai cũng vậy. Sau đó cả đoàn quay lại và làm ngược lại với nhau.

Trò chơi “Đấm- Bóp-Xoa”
Trò chơi nhẹ nhàng này được dùng để khởi động hay kết thúc buổi team building (Ảnh: PYS Travel)

Hoạt động này sẽ kích thích tay chân linh hoạt, đồng thời có thể massage cho đồng đội, tạo cảm giác thư giãn. Chúng ta có thể sử dụng để khởi động hoặc là khi kết thúc mỗi trò chơi đều được. Tăng tính đoàn kết và thân thiết giữa các thành viên với nhau, giải tỏa căng thẳng.

2. Trò chơi “Nhảy bao bố”

Chuẩn bị: Bao bố (bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.

Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.

Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.

Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về đích quy định cho đến đôi cuối cùng. Khi đội đầu tiên nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.

Trò chơi nhảy bao bố
(Ảnh: Sưu tầm)

Lưu ý:

- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.
- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao.
- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm.
- Khoảng cách xa hay gần tùy thuộc vào lứa tuổi học sinh.

3. Trò chơi “Anh em đoàn kết”

Đứng thành vòng tròn khoác tay lên vai nhau.

Quản trò hô “anh” cả lớp hô “tiến” và đồng thời nhảy lên phía trước một bước. Quản trò hô “em” thì cả lớp hô “lùi” nhảy về phía sau 1 bước, “ đoàn” cả lớp hô “phải” đồng thời nhảy sang bên phải 1 bước, “kết”  cả lớp hô trái đồng thời nhảy sang bên trái một bước. Cứ như thế, quản trò hô các câu khác nhau: “anh đoàn em kết”, “anh kết em đoàn đoàn”, “anh em đoàn kết”.

Nhiệm vụ các em là nhảy theo đúng như người quản trò hô.

Trò chơi “Anh em đoàn kết”
(Ảnh: PYS Travel)

4. Trò chơi “Ai dài hơn?”

Sau khi chia đội với số lượng bằng nhau, quản trò sẽ kẻ một vạch để làm dấu. Các thành viên trong đội sẽ xếp hàng sau vạch kẻ này. Khi nhận được hiệu lệnh, người chơi có thể làm mọi tư thế (như nằm sấp) để nối với nhau thành hàng dài nhất. 

Trò chơi “Ai dài hơn?”
(Ảnh: PYS Travel)

Mọi người có thể làm thành bất kỳ tư thế nào và có thể dùng mọi vật dụng mình đang có (không tính vật dụng bên ngoài). Đội nào nối được thành hàng dài nhất thì đó là đội chiến thắng trong trò chơi. Các trò chơi team building ngoài trời này thì không yêu cầu quá cao và cũng không cần đạo cụ. Loại hình trò chơi đơn giản, nhưng vẫn mang lại tiếng cười và sự sáng tạo cho mọi người.

5. Trò chơi “Bánh xe đồng đội”

Cách thức trò chơi này là các đội sẽ sử dụng bánh xe để đưa thành viên của toàn đội từ điểm xuất phát đến đích an toàn nhất và nhanh nhất. Do số lượng người có thể cùng di chuyển trong vòng bánh xe là giới hạn nên mỗi đội phải lặp đi lặp lại hành trình thì mới có thể đưa hết đồng đội của mình về đích. Ví dụ mỗi lần sẽ đưa được 10 thành viên, sau khi người này về đích sẽ chuyển lượt tiếp theo. Đội nào đưa được người nhiều thành viên tới đích nhất và trong thời gian cho phép của trò chơi thì đó sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi “Bánh xe đồng đội”
Tinh thần đồng đội được thể hiện rõ trong trò chơi (Ảnh: PYS Travel)

6. Trò chơi “Ném bóng vào rổ”

Quản trò chia người chơi thành những đội có các thành viên bằng nhau. Mỗi đội mỗi lượt di chuyển và ném bóng trúng rổ sẽ tính một điểm. Hết giờ đội nào có nhiều bóng trong rổ nhất sẽ giành chiến thắng. Trò chơi này có thể tăng độ khó nếu các em học sinh đã lớn bằng cách người ném sẽ được khiêng đến điểm đích rồi ném bóng trúng rổ.

Ném bóng vào rổ được các em tham gia nhiệt tình
Ném bóng vào rổ được các em tham gia nhiệt tình (Ảnh: PYS Travel)

7. Trò chơi “Kết chụm”

Tất cả các thành viên sẽ đứng thành một vòng tròn. Quản trò hô to “kết chụm, kết chụm”, người chơi sẽ trả lời “kết mấy, kết mấy”. Sau đó, người quản trò sẽ hô một con số và các thành viên sẽ phải chụm lại thành một nhóm theo đúng con số đó. Người chơi nào không kết thành chụm theo đúng số sẽ bị loại. 2 người chơi cuối cùng sẽ là người giành chiến thắng và những người còn lại sẽ bị phạt.

Trò chơi kết chụm đòi hỏi sự nhanh nhạy của học sinh
Trò chơi kết chụm đòi hỏi sự nhanh nhạy của học sinh (Ảnh: PYS Travel)

IV. Lưu ý khi tổ chức Team building dành cho học sinh

1. An toàn cho học sinh

Luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu. Đảm bảo rằng các hoạt động và trò chơi được tổ chức trong môi trường an toàn và có sự giám sát của người lớn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động ngoài trời hoặc có yếu tố mạo hiểm.

Yếu tố an toàn cho học sinh luôn đặt lên hàng đầu
Yếu tố an toàn cho học sinh luôn đặt lên hàng đầu (Ảnh: PYS Travel)

2. Đặc điểm tâm lý, thể chất học sinh

Bạn cần lưu ý khi tổ chức team building cho học sinh đó là phải nắm được đối tượng học sinh nằm trong độ tuổi nào. Từ đó bạn sẽ ước chừng được khả năng của các em và chọn trò chơi phù hợp.

Đối với team building học sinh, bạn không nên chọn những trò chơi vận động quá mạnh, có tính cạnh tranh cao, nên chọn những trò chơi vừa sức với trẻ. Bên cạnh đó đan xen những trò chơi trí tuệ giúp phát triển khả năng tư duy. 

3. Lồng ghép những bài học thú vị

Bên cạnh những trò chơi vận động và trí tuệ, bạn cũng nên những bài học ý nghĩa thông qua chủ đề chương trình, những câu chuyện dẫn dắt của MC. Đó có thể là bài học về cách ứng xử, văn hóa… Điều này giúp các em tiếp thu thêm những thông tin bổ ích, thoải mái hơn trong quá trình tham gia trò chơi.

Lồng  ghép những bài học thú vị trong team building
(Ảnh: PYS Travel)

Tổ chức team building cho học sinh đang dần trở thành hình thức giáo dục phổ biến trên khắp cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức cần chọn lọc kỹ các trò chơi để vừa phù hợp với độ tuổi cũng như hỗ trợ rèn luyện kỹ năng cho các em. Quý nhà trường và các ban ngành giáo dục đang lên kế hoạch tổ chức team building trong thời gian sắp tới, có thể liên hệ ngay với công ty du lịch PYS Travel để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Một số tour team building của PYS Travel khác mà Bạn có thể tham khảo:

Chùm tour team building biển hè từ Hà Nội

Chùm tour team building biển hè từ HCM

Tour Teambuilding Resort gần Hà Nội

Tour Teambuilding cho Doanh nghiệp

 Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: //dalphon.com/ban-quyen-hinh-anh

Tour nổi bật tại Hà Nội

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng ký nhận ưu đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn