Ấn Độ được biết đến là cái nôi của Phật giáo, nơi chứa đựng những thánh tích, những câu chuyện về sự ra đời của Đức Phật vô cùng ý nghĩa. Và câu chuyện nàng Sujata và ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana là một trong những dấu tích lịch sử quan trọng tại nơi đây. Vậy câu chuyện về Sujata ra sao, cùng PYS Travel tìm hiểu ngay nhé.
Hiện nay, câu chuyện nàng Sujata và ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cũng như tìm dấu tích của ngôi tháp gắn liền với câu chuyện này vẫn còn nhiều tranh cãi. Thực hư câu chuyện này ra sao, bài viết dưới đây của PYS Travel sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến câu chuyện đầy thú vị này.
Theo từ nguyên, Sujata có nghĩa là được sinh ra từ dòng giống quý phái, là thiện sinh. Chính vì vậy nên tên gọi Sujata được nhiều người sử dụng ở Ấn Độ cổ đại. Theo Từ điển Phật học nhân xưng Pāli, ấn bản điện tử, thì có mười người cùng tên Sujata.
Tên gọi Sujata có ý nghĩa như thế nào? (Ảnh: sưu tầm)
Thứ nhất, đó là một vị đại đệ tử của Đức Phật Sobhita. Thứ hai, là một đại đệ tử của Đức Phật Piyadassi. Thứ ba, là mẹ của Đức Phật Padumutara. Thứ tư, là mẹ của Đức Phật Kondanna. Thứ năm, là nữ A-tu-la, về sau trở thành vợ của Thiên chủ (Sakka). Thứ sáu, là con gái của gia chủ Senani, vị thôn trưởng gần Uruvela, cùng với người hầu gái Punna, đã dâng bát cháo sữa cho Đức Phật khi Ngài chứng đạo. Thứ bảy, cận sự nữ Natika. Thứ tám, em gái của bà Visakha, vị này có người con gái tên là Dhanañjayasetthi, được gả cho con trai gia chủ Anathapindika, đều được đề cập chi tiết trong Jātaka 269. Thứ chín, một nữ tỳ ở Benares. Và thứ mười là tên một vị Trưởng lão ni.
Nàng Sujata chính là người đã dâng bát cháo sữa lên Đức Phật trong thời gian Ngài khổ luyện cho sự thức tỉnh (Ảnh: sưu tầm)
Như vậy, trong mười người cùng tên Sujata, thì người thứ sáu, nàng Sujata dâng cháo sữa cho Đức Phật, là đối tượng cần được khảo sát qua kinh tạng.
Trong văn hệ Pāli, một trong những tài liệu liên quan đến lịch sử Đức Phật được học giới ghi nhận là bản văn Duyên khởi luận được cho là trước tác của Buddhaghosa (Phật Âm) vào thế kỷ thứ V. Tác phẩm này là một cơ sở quan trọng để Hajime Nakamura biên soạn công trình Lịch sử Đức Phật Gotama. Nidanakatha bắt đầu với việc mô tả các tiền sinh của Đức Phật, các sự kiện khi thái tử ra đời; đặc biệt, văn bản này ghi lại đầy đủ câu chuyện nàng Sujātā và bát cháo sữa hết sức sinh động.
Sujata chính là người duy nhất đã ở đến gặp Đức Phật khi người đang tu luyện bên bờ sông Niranjana
(Ảnh: sưu tầm)
Khi Đức Phật bắt đầu tu hành để tìm kiếm sự thức tỉnh và Ngài đã đến bờ sông Niranjana và trải qua một giai đoạn tu hành vô cùng nghiêm khắc với bản thân. Trong thời gian tu hành khắc khổ đó, Ngài đã tập trung khống chế cảm xúc cũng như nỗi đau và lúc này Ngài đã trở nên rất yếu dduois và suy sụp.
Nàng Sujata đã dâng lên Đức Phật bát cháo sữa khi người đang dần suy sụp, mệt mỏi (Ảnh: sưu tầm)
Tại Uruvela, ở thôn Senani, có một thiếu nữ tên là Sujata đã cầu nguyện với thần cây Nigrodha rằng: Nếu con được gả cho một nhà môn đăng hộ đối, và có được một đứa con trai đầu lòng, con sẽ phụng cúng thần cây hàng năm với những lễ vật quý giá. Lời nguyện được viên thành, cô đã tinh chế sữa từ một ngàn con bò, tạo ra món cháo sữa hết sức đặc biệt; và vào ngày trăng tròn tháng Năm, cô cùng với người hầu Punna đem món cháo sữa đặc biệt đó dâng cúng cho Đức Phật. Nể tình tấm lòng tốt từ nàng Sujata, Đức Phật đã đón nhận thức ăn từ nàng. Thọ dụng cháo sữa xong, Đức Phật xuống tắm ở dòng sông Niranjana và nhận bó cỏ từ người mục đồng Satthiya cúng dường. Sau đó, Ngài đi đến gốc Bồ đề và dũng mãnh phát nguyện: “Cho dù da thịt, gân xương trở nên khô cằn, máu trong thân này dẫu có cạn kiệt, nhưng nếu không đạt đạo, Ta quyết không rời chỗ này”. Đây cũng là sự việc quyết định khiến Đức Phật nhận ra rằng, việc khống chế cảm xúc quá đà không có tác dụng cho việc thức tỉnh mà cần phải hiểu cũng như có sự cân bằng nhất định.
Việc dâng bát cháo sữa của nàng Sujata đã giúp Đức Phật nhận ra việc giác ngộ cần có quá trình và hiểu biết (Ảnh: sưu tầm)
Câu chuyện là sự tổng hòa nhuần nhuyễn giữa những yếu tố hiện thực lịch sử và các chi tiết huyền thoại hùng tráng. Nhưng có thể thấy được, nàng Sujata đã đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện giác ngộ của Đức Phật.
Niranjana, dòng sông thiêng của đạo Phật cũng như đạo Hindu, còn có tên gọi là Nilanjan, Lilajan - được biết đến với cái tên Việt “Ni Liên Thiền”. Cùng với sông Mohana, Niranjana khởi nguồn từ cao nguyên Hazaribagh, bang Jharkhand, cách Gaya hơn 100km về phía nam. Sau khi chảy qua Bodh Gaya khoảng 4km, nó hợp lưu với dòng Mohana thành dòng Falgu, có bề rộng lên tới gần 1km. Dòng Falgu tiếp tục tiến về hướng bắc, hòa nhập vào dòng Punpun và cuối cùng chảy về sông Hằng.
Ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana được xây dựng để tưởng nhớ tấm lòng của nàng Sujata đối với Đức Phật (Ảnh: sưu tầm)
Bên sông là ngôi chùa nhỏ khiêm tốn, đánh dấu nơi nàng Sujata cúng dường bát cháo sữa cho Đức Phật, trước khi Ngài đi về cội Bồ đề thiền định. Gần đó, bên bờ nam của dòng Niranjana là phế tích của ngôi tháp gạch cao khoảng 11m mang tên nàng Sujata. Tòa tháp có hình vòm tròn rộng lớn, đường kính lên đến gần 10m, do thời gian bào mòn, ngọn tháp bị đổ xuống nên giờ chỉ còn cao tầm 4m, bên cạnh là một lối đi đến chỗ Đức Phật đã quăng bát vàng thệ nguyện.
Một phần góc nhìn từ ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana (Ảnh: sưu tầm)
Men theo bờ gạch cũ, leo lên đỉnh tháp, có một cây bồ đề nhỏ và ít gạch vụn vỡ ở đây. Phóng tầm mắt ra xa, chính là khung cảnh xung quanh rất đỗi yên bình và nghèo xơ xác. Và ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana đã từng được những người thợ lành nghề phục chế.
Ngày nay, ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Ấn Độ
(Ảnh: sưu tầm)
Câu chuyện về nàng Sujata và ngôi tháp gạch bên bờ sông Niranjana được xem là một câu chuyện vô cùng linh thieng liên quan đến Đức Phật. Ngày nay người ta vẫn tìm về Bodh Gaya để tìm về cội nguồn của Đức Phật, nơi có dòng sông Niranjana linh thieng gắn liền với câu chuyện nàng Sujata dâng bát cháo sữa lên Đức Phật.
Nếu bạn muốn một lần ghé thăm địa điểm nổi tiếng có ý nghĩa quan trọng với đạo Phật này thì hãy tham khảo một số tour du lịch hành hương Ấn Độ của PYS Travel để có cho mình được chuyến đi ý nghĩa nhất nhé.
Tour Hành hương Ấn Độ
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
11:04 08/12/2023
08:18 06/12/2023
02:31 08/12/2023
11:04 08/12/2023
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn